Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1: Sự việc nào trong văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn giống với truyện kể dân gian?
A. Hiệp sĩ cứu người gặp nạn và được trả ơn.
B. Người nhân đức bị hại nhưng được cứu giúp.
C. Ông tiên, ông bụt hiện lên cứu người gặp nạn.
D. Người nghèo khổ, hiền lành được đền bù xứng đáng.
Câu 2: Phương án nào nêu đúng đặc điểm truyện thơ Nôm thể hiện qua đoạn trích trên?
A. Không có chi tiết, sự việc và cốt truyện
B. Nhân vật không chia thành hai tuyến đối lập
C. Sử dụng thể lục bát và chữ Nôm
D. Sử dụng thể lục bát và chữ Hán
Câu 3: Nhận định nào dưới đây phù hợp với cuộc sống của ông Ngư được miêu tả trong đoạn trích?
A. Cuộc sống ngoài cõi thực, đầy thơ mộng
B. Cuộc sống nghèo khổ, nhiều gian khó
C. Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi
D. Cuộc sống phóng khoáng nhưng buồn sầu
Câu 4: Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ trong đoạn trích trên là gì?
A. Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương tạo cho đoạn thơ sắc thái Nam Bộ đậm đà
B. Sử dụng hiệu quả nhiều điển cố, điển tích giúp cho ý nghĩa đoạn thơ trở nên sâu sắc
C. Dùng nhiều từ Hán Việt giúp cho đoạn thơ mang vẻ đẹp thành kính, trang trọng
D. Dùng nhiều từ láy mới mẻ, sinh động cho thấy sự tìm tòi sáng tạo của tác giả
Câu 5: Nhận định nào dưới đây nêu không đúng về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?
A. Sử dụng ngôn ngữ bình dị, dân dã
B. Sắp xếp các tình tiết hợp lí, hấp dẫn
C. Tạo diễn biến sự việc nhanh, gọn
D. Chú ý khắc hoạ nội tâm nhân vật
Câu 6. Tìm hiểu và nêu bối cảnh của câu chuyện trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn
Bài làm chi tiết:
Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là phần thứ hai của truyện Lục Vân Tiên. Truyện kể về Vân Tiên đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đang trên đường trở về. Vốn có lòng đố kỵ, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội đã hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng rồi trói lại , giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền. Đợi đến đêm khuya vắng vẻ Trịnh Hâm ra tay hãm hại Lục Vân Tiên.
Câu 7. Trịnh Hâm trong đoạn trích là người như thế nào?
Bài làm chi tiết:
Trịnh Hâm trong đoạn trích là người độc ác, bất nhân, bất nghĩa. Trịnh Hâm là một nhân vật phản diện điển hình trong tác phẩm "Lục Vân Tiên". Hắn đại diện cho cái ác, sự tàn bạo và bất công trong xã hội phong kiến. Nhân vật Trịnh Hâm góp phần làm nổi bật tính cách của Lục Vân Tiên - một người anh hùng với lòng nhân ái, sự dũng cảm và tinh thần chính nghĩa.
Câu 8. Nhận xét về hành động và nhân cách của vợ chồng ông Ngư trong đoạn trích.
Bài làm chi tiết:
Nhân vật ông Ngư trong tác phẩm "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu là một hình ảnh tiêu biểu cho cái thiện, nhân đức và nhân cách cao đẹp. Ông là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến.
Ông Ngư là một người có tấm lòng nhân hậu, vị tha. Khi chứng kiến cảnh Lục Vân Tiên lâm nguy trên sông, ông không hề lưỡng lự mà dũng cảm cứu anh lên bờ. Gia đình ông tuy nghèo khó nhưng ông vẫn sẵn lòng cưu mang, chăm sóc Lục Vân Tiên khi anh bị mù. Ông không hề mong đợi sự đền đáp, mà chỉ mong muốn giúp đỡ người gặp khó khăn.
Ông Ngư còn là người có quan niệm sống thanh cao, đạm bạc. Ông sống ung dung, tự do, tự tại, không vướng bận bởi danh lợi. Ông kiếm sống bằng chính sức lao động của mình, hòa mình với thiên nhiên, sống một cuộc sống bình dị, giản đơn.
Câu 9. Qua đoạn trích, có thể thấy được thái độ, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu đối với người dân lao động như thế nào?
Bài làm chi tiết:
Nguyễn Đình Chiểu đã bộc lộ quan điểm nhân dân rất tiến bộ. Tác giả thể hiện niềm tin, khát vọng, thái độ trân trọng, yêu mến và đề cao người dân lao động. Đó là những người đối lập với cái tráo trở, cái lừa lọc ganh ghét, cái đố kị, họ đối xử với đời hòa nhã và bao dung. Phải chăng đó cũng chính là vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu?
Câu 10. Em thích nhất câu thơ nào trong đoạn trích
Bài làm chi tiết:
“Ngư rằng : Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn"
Câu thơ đầu tiên "Lòng lão chẳng mơ" như một lời khẳng định về phẩm chất cao đẹp của ông Ngư. "Lòng lão" - cụm từ ấy gợi cho ta hình ảnh một người đàn ông già dặn, chất phác, mang trong mình tâm hồn bình dị, ung dung tự tại. "Chẳng mơ" - hai chữ ấy thể hiện sự vô tư, không vụ lợi, không toan tính của ông Ngư khi làm việc thiện. Ông không hề mong muốn được đền đáp, được báo đáp cho những gì mình đã làm.
Câu thơ thứ hai "Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn" càng làm rõ hơn phẩm chất tốt đẹp của ông Ngư. "Dốc lòng" - hai chữ ấy thể hiện sự hết lòng, hết dạ, dốc hết sức mình để giúp đỡ người gặp khó khăn. "Nhân nghĩa" - đó là phẩm chất cao đẹp, đạo lý cao đẹp của con người, là việc làm xuất phát từ lòng nhân ái, sự vị tha. "Há chờ trả ơn" - câu hỏi tu từ khẳng định một lần nữa ông Ngư không hề mong đợi sự đền đáp cho việc làm tốt.
Hai câu thơ tuy ngắn gọn nhưng đã khắc họa thành công hình ảnh ông Ngư - một lão ngư dân nghèo khổ nhưng có tấm lòng nhân hậu, vị tha bao la. Ông là hiện thân cho những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam.
soạn ngữ văn 9 cánh diều tập 1, soạn văn 9 cánh diều bài 2: Tự đánh giá Lục Vân Tiên, soạn bài [,,]