Soạn kết nối tri thức văn 6 bài: Mây và sóng

Soạn chi tiết, cụ thể bài: Mây và sóng trang 44 sgk văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và soạn chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

[toc:ul]

Trước khi đọc

Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì?

Bài làm:

Nếu em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi và trò chơi đang vui nhưng đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà em sẽ lời dặn của mẹ, về nhà đúng giờ. Có thể em sẽ hẹn bạn khi được mẹ cho phép hôm sau sẽ sang chơi tiếp. Mẹ dặn em nghe lời, đi đến nơi về đến chốn.

Sau khi đọc

1. Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì.

2. Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào.

3. Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được"  thể hiện tâm trạng gì của em bé. 

4. Vì sao em bé từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng"?

5. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

6. Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ. 

Hướng dẫn giải:

1. Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, giọng kể của câu chuyện là người con đang kể chuyện với người mẹ.

2. Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên hấp dẫn, thú vị. Những người "trên mây" và "trong sóng" họ nhảy múa, ca hát, vui vẻ, hồn nhiên và yêu đời. Thế giới tràn ngập niềm hạnh phúc. 

3. Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được"  của em bé thể hiện sự ngây thơ, nhưng đó cũng là điều dễ hiểu, vì dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Đó là sự thắc mắc, muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình. Thiên nhiên bao la, rộng lớn đang mở ra trước mắt em bé. Được chơi với mây, với vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ đối với em bé là cả một niềm vui thích, rồi được chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Hẳn rằng em bé sẽ không bỏ lỡ nhữngcơ hội đó qua đi và hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được" .

4. Em bé đã từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng". Bởi em là một đứa bé ngoan, lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ. Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị chẳng kém trò chơi của những người sống trên mây và sóng.

5. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi:

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Mây, trăng, sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trò chơi của em nhưng trong đó lại có cả mẹ. Ở đây, thiên nhiên rộng lớn, kì ảo, thơ mộng vẫn hiện lên. Nó còn hiện lên đậm nét hơn nữa qua tình cảm của em bé với mẹ. Em sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ. Rồi sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật thiết tha. Và chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài từ bình minh đến tối.

Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng như là một điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Tại sao em bé lại nói như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cảm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hòa cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.

6. Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Nhưng nó vẫn được coi là văn bản thơ. Bởi tác phẩm có ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ so sánh,.."Mây và sóng" đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời thể hiện triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc của cuộc đời: hạnh phúc đến từ những điều giản dị gần ngay bên chúng ta.

Viết kết nối với đọc

Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

Hướng dẫn giải:

 “Kìa ai đang gọi tôi trên mây cao

Kìa những ai đang gọi tôi dưới sóng rì rào…"

Tôi ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ tôi cùng du ngoạn giỡn với sớm vàng, và đùa cùng trăng bạc từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây thủ thỉ với tôi rằng

"Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày,

Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".

Ngắm mây bay… rồi tôi nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với tôi. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời tôi. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ?. Sóng thủ thỉ cùng tôi về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi".

Tìm kiếm google: soạn văn 6 tập 1 sách kết nối, soạn bài mây và sóng sách kết nối, soạn bài 1 văn 6 sách KNTT, soạn đầy đủ văn 6 tập 1 sách kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 Kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com