Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 KNTT bài 9: Viết biên bản một cuộc họp, một cuộc thảo luận

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 kết nối tri thức bài 9: Viết biên bản một cuộc họp, một cuộc thảo luận. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU YÊU CẦU

1. Yêu cầu đối với biên bản

Thể thức của biên bản thông thưòng:

  • Đầu biên bản, phía bên phải ghi quổc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ quan chức năng có nhiệm vụ tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận hay xử lí vụ việc.

  • Dưới từ “Biên bản”, ghi khái quát vấn đề mà cuộc họp, cuộc thảo luận cẩn giải quyết hay nội dung của vụ việc cần xử lí, làm thành tên gọi của biên bản.

  • Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp, cuộc thảo luận, xử lí vụ việc,...

  • Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí.

  • Ghi diễn biễn của cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc với các nội dung cụ thể, theo đúng thực tế đã diễn ra (bao gồm các ý kiến tường trình, phát biểu và kết luận).

  • Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc.

  • Người chủ trì và thư kí (tuỳ trường hợp, có thể thêm người làm chứng) ki tên.

2. Yêu cầu của việc tóm tắt bằng sơ đồ nội dung một VB đơn giản

  • Làm nổi bật được nội dung chủ yếu của văn bản.

  • Làm sáng tỏ được những mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản.

  • Bảo đảm tính trực quan, thẩm mĩ, gây được ấn tượng tích cực về mặt thị giác để có thể hỗ trợ tốt cho trí nhớ.

II. PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO

1. Biên bản họp lớp bàn về kế hoạch tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh”

- Biên bản đã tuân thủ thể thức biên bản.

- Biên bản phải có đủ tên gọi, ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, thư kí nhằm xác định rõ nội dung, thời gian và địa điểm  diễn ra, thành phần cuộc họp.

- Nội dung ghi chi tiết, cụ thể: diễn biễn của cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc với các nội dung cụ thể, theo đúng thực tế đã diễn ra.

- Cuối biên bản cần có chữ kí của người chủ trì, người thư kí nhằm xác nhận lại những nội dung đã ghi trong biên bản là chính xác.

- Ngôn ngữ: chuẩn mực, rõ ràng

2. Sơ đồ tóm tắt nội dng VB Trái Đất – cái nôi của sự sống

Sơ đồ tóm tắt đã bảo đảm được các yêu cầu:

- Tính trực qua

- Tính lo-gic, khoa học

- Tính khái quát

- Tính thẩm mĩ

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Viết biên bản cuộc họp, cuộc thảo luận

Trước khi viết

- Hình dung lại cuộc họp cà được ghi biên bản

- Xác định tên gọi của biên bản, lựa chọn nội dung cho biên bản sắp viết.

Viết biên bản

Chỉnh sửa bài viết

2. Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung một văn bản đơn giản

Trước khi tóm tắt

- Xác định đúng nội dung cốt lõi và hệ thống ý triển khai nội dung.

- Lựa chọn từ khoá phản ánh nội dung cốt lõi

- Xác định mối liên hệ giữa các từ khoá

Tóm tắt

- Vẽ các hình cụ thể chứa từ khoá

- Sắp xếp các hình theo trật tự thích hợp

- Vẽ các đường cong, thẳng hoặc mũi tên nối các hình (chứa từ khoá) với nhau.

Chỉnh sửa

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 6 KNTT bài 9: Viết biên bản một cuộc họp, một cuộc thảo luận, ôn tập ngữ văn 6 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 6 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 Kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net