Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 KNTT bài 3: Thực hành tiếng việt trang 66

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 kết nối tri thức bài 3: Thực hành tiếng việt trang 66. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. CỤM DANH TỪ

- Cụm danh từ gồm ba phần:

+ Phần trung tâm ở giữa: là danh từ

+ Phần phụ trước: thường thể hiện số lượng của sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện

+ Phần phụ sau: thường nêu đặc điểm của sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.

II. GỢI Ý GIẢI SGK

Bài tập 1

Cụm danh từ trong các câu là:

a. – khách qua đường (khách: danh từ trung tâm; qua đường: phần phụ sau, bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm);

- lời chào hàng của em (lời: danh từ trung tâm; chào hàng, của em: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm);

b. – tất cả các ngọn nến (ngọn nến: danh từ trung tâm; tất cả các: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các));

- những ngôi sao trên trời (ngôi sao: danh từ trung tâm; những: phần phụ trước, chỉ số lượng; trên trời: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm).

Bài tập 2 

- Chỉ ra cụm danh từ đó nằm trong câu nào, đoạn nào của VB: đoạn cuối của VB;

- Cụm danh từ: Tất cả những que diêm còn lại trong bao

=> Danh từ trung tâm: que diêm

=>Tạo ra ba cụm danh từ khác:

+ Những que diêm cháy sáng lấp lánh;

+ Một que diêm bị ngấm nước;

+ Rất nhiều que diêm trong hộp diêm ấy.

- Cụm danh từ: buổi sáng lạnh lẽo ấy

=> Danh từ trung tâm: buổi sáng

=> Tạo ra ba cụm danh từ khác:

+ Buổi sáng hôm nay;

+ Những buổi sáng nắng đẹp;

+ Một buổi sáng ấm áp.

- Cụm danh từ: một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười

=> Danh từ trung tâm: em gái

=> Tạo ra ba cụm danh từ khác:

+ Em gái tôi;

+ Em gái có mái tóc dài đen óng;

+ Hai em gái có cặp sách màu hồng.

Bài tập 3

a.

– Em bé vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là danh từ em bé).

- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là cụm danh từ em bé đáng thương, bụng đói rét).

b.

– Em gái đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là danh từ em gái).

- Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là cụm danh từ một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất).

- Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ.

- Hai câu có chủ ngữ là cụm danh từ :

+ Cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé)

+ Cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất).

=> Những câu văn có chủ ngữ là cụm danh từ còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm.

Bài tập 4

a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà

- Chủ ngữ: Gió;

- Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: những cơn gió lạnh.

b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng

- Chủ ngữ: Lửa ;

- Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: Ngọn lửa hồng.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 6 KNTT bài 3: Thực hành tiếng việt trang 66, ôn tập ngữ văn 6 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 6 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 Kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net