Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 KNTT bài 2: Thực hành tiếng việt trang 47

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 kết nối tri thức bài 2: Thực hành tiếng việt trang 47 . Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. ẨN DỤ

Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

II. DẤU CÂU VÀ DẤU NGOẶC KÉP

1. Dấu câu

- Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết, có tác dụng làm rõ trên mặt văn bản một cấu tạo ngữ pháp bằng cách chỉ ra ranh giới giữa các câu, giữa cá thành phần của câu.

- Dấu câu là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, tình cảm và thái độ của người viết.

- Dấu câu dùng thích hợp thì người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu, có thể gây ra hiểu nhầm.

=> Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà sai ngữ pháp, sai nghĩa. Cho nên quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.

- Hiện nay, tiếng Việt sử dụng 11 dấu câu. Nội dung của bài học chủ yếu đề cập đến dấu “”.

2. Dấu ngoặc kép

- Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu;

- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp;

- Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một nghĩa đặc biệt;

- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm.

III. ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG

- Đại từ thường dùng để xưng hô (tôi, chúng tôi, chúng ta,...); để hỏi (ai, gì, bao nhiêu, mấy, thế nào,...);

- Đại từ chỉ ngôi là những đại từ để chỉ ngôi:

+ Ngôi 1:

  • Số ít: tôi/tao/tớ/ta

  • Số nhiều: chúng tôi/chúng tao, bọn tao/bọn tớ

+ Ngôi 2:

  • Số ít: mày/mi/ngươi/bạn

  • Số nhiều: các bạn/chúng mày/tụi mi/tụi bay

+ Ngôi 3:

  • Số ít: nó/hắn/y/cô ấy/anh ấy

  • Số nhiều: chúng nó/bọn hắn/ họ

IV. GỢI Ý GIẢI SGK

Bài tập 1

- “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, đầy hấp dẫn.

- “Mây” và “sóng” mở ra những thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí.

- “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho những cám dỗ ở đời.

Bài tập 2 

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc”: ẩn dụ;

- Tác dụng:

+ “Bình minh vàng”: mở ra không gian đẹp, tràn ngập ánh sáng rực rỡ, như dát vàng => gợi ý nghĩa về sự quý giá của mỗi khoảnh khắc thời gian.

+ “Vầng trăng bạc”: mỹ lệ hóa vẻ đẹp của vầng trăng: sáng lấp lánh như chiếc đĩa làm bằng bạc.

Bài tập 3

- Điệp ngữ lăn

=>Tác dụng:

+ Hình ảnh tả thực: hành động em bé sà vào lòng mẹ hết lần này đến lần khác.

+ Hình ảnh tả thực: những con sóng nối tiếp nhau, chạy đuổi theo nhau lan xa trên mặt đại dương bao la rồi vỗ vào bờ cát.

=> Gợi hình ảnh em bé vô tư hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ, dịu dàng, âu yếm che chở cho con.

Bài tập 4

- Xác định lời trực tiếp của các nhân vật trong bài thơ:

+ Lời của người “trên mây”:

+ Lời của người “trong sóng”:

+ Lời của em bé đối đáp với người “trên mây” và người “trong sóng”.

=> Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời trực tiếp là dấu ngoặc kép.

Bài tập 5

- Bọn tớ là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều;

- Bọn tớ trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”.

Bài tập 6

- Chúng ta, bọn mình: những đại từ ngôi thứ nhất số nhiều bao gồm cả người nói và người nghe.

- Chúng tôi, bọn mình, chúng tới: những đại từ ngôi thứ nhất số nhiều chỉ bao gồm người nói.

- Bọn tớ: đại từ ngôi thứ nhất số nhiều chỉ bao gồm người nói

=> Có thể chọn những từ bọn mình, chúng tớ thay cho bọn tớ. Vì hai từ này đều là những đại từ ngôi thứ nhất số nhiều chỉ bao gồm người nói, có cùng ý nghĩa và mang sắc thái gần gũi, thân thiện.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 6 KNTT bài 2: Thực hành tiếng việt trang 47, ôn tập ngữ văn 6 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 6 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 Kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net