Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 KNTT bài 5: Hang én

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 kết nối tri thức bài 5: Hang én. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thông tin về văn bản

- Trích dẫn văn bản viết giới thiệu về hang Én trên trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Bình; truy cập: 14/10/2020;

- Tác giả: Hà My.

2. Đọc, kể tóm tắt

- Thể loại: Kí;

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm;

- Bố cục: 2 phần chính:

+ Phần 1: Từ đầu... lòng hang chính: Hành trình đi đến hang Én;

+ Phần 2: Còn lại: Khám phá vẻ đẹp bên trong hang Én:

  • Tiếp... trần hang cao vài trăm mét: Kích thước của hang Én;

  • Tiếp... đôi cánh ấy sẽ lành hẳn: Những con chim én trong hang Én;

  • Tiếp... tạo tác của tự nhiên: vẻ đẹp thiên nhiên ở sau hang Én;

  • Tiếp... tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái lều: Hang Én khi trời tối;

Tiếp... hết: Hang Én vào sáng hôm sau.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Hành trình đến hang Én

- “Phải xuyên qua rừng nguyên sinh, vượt qua nhiều đoạn dốc cao, ngoằn ngoèo, lội khoảng ba mươi quãng suối và sông”

=> Đến được hang Én là một thách thức, đòi hỏi con người có nghị lực, sự quyết tâm, kiên trì và khát vọng chinh phục

- Chỉ có cách đi bộ => cách duy nhất để đến được hang Én => có thời gian để khám phá và hòa mình vào thiên nhiên:

+ Thách thức, nguy hiểm: dốc cao gập ghềnh; đường mòn, trơn; cây cổ thụ chắn ngang, vòm dây leo giăng kín; lội sông, trèo ngược vách đá cao hiểm trở;

+ Vẻ đẹp:

+ một cuộc “ngược dòng” tìm về thuở sơ khai;

+ cây cổ thụ tán cao vút, hoa phong lan nở, nhiều côn trùng, chim chóc;

+ con đường, thảm cỏ (cách dùng từ “thảm”, không phải “bãi), tiếng chim, đàn cá bơi, đàn bướm quấn quýt cả vào chân người;

+ các từ, cụm từ chỉ cảm xúc: thích nhất, yêu vô cùng, ngỡ mình đang đi trong một giấc mộng đẹp;

=> Các từ ngữ miêu tả thiên nhiên có độ gợi cảm cao, thể hiện thái độ, tình cảm yêu mến của người viết.

2. Vẻ đẹp bên trong hang Én

a. Kích thước

- Số đo: rộng nhất là 110m2, cao nhất là 120m, sông ở hang chính len lỏi qua hang ngầm khoảng 4 km;

- Cách so sánh để cụ thể hóa, dễ hình dung: có thể chứa được hàng trăm người, tương đương với tòa nhà  bốn mươi tầng.

=> Cụ thể hóa hang Én cho người đọc: Hang Én rất cao, rộng, dài => Con người trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn

b. Vẻ đẹp trong hang Én

- Sự kiến tạo của tự nhiên:

+ Trần hang đẹp như mái vòm của một thánh đường;

+ “Bờ sông cát mịn, nước mát lạnh, trong veo, đáy toàn sỏi đá đã bào nhẵn tạo thành một bãi tắm thiên nhiên hoàn hảo”;

+ Dải hóa thạch sò, ốc, san hô; nhũ đá, măng đá, ngọc động

=> tuyệt đẹp, trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên

=> Những vật vô tri nhưng đều có sự sống, sinh thành, biến hóa qua chiều dài của lịch sử địa chất.

=> Chiều sâu của lịch sử, cội nguồn của sự sống trên hành tinh.

- Sinh vật tự nhiên sống trong hang Én: chim én

+ Tính từ: “dày đặc”;

+ Nhân hóa, cách dùng từ, viết câu thể hiện tình cảm, cảm xúc:

  • Én bố mẹ, én anh chị, én ra ràng, bạn én thiếu niên

  • Ngủ nướng; say giấc;

  • “Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!” => dấu ba chấm để thể hiện sự bất ngờ ở phía sau: bạn én thiếu niên ham ngủ => lối viết giàu cảm xúc, tình cảm;

  • không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách; ung dung mổ cơm trong lòng bàn tay

- Khung cảnh trong hang Én thay đổi theo thời gian:

+ Tối:

  • Bóng tối trùm trong hang, khoảng trời trên cửa hang vẫn sáng rất lâu;

  • Đàn én bay về hang; tứ bề tiếng chim líu ríu, chíu chít, tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái lều;

  • Tiếng nước chảy âm âm.

+ Sáng:

  • Năm giờ: luồng nắng ban mai rực rỡ => sáng bừng cả lòng hang, tương bật điện => từ tối sang sáng, con người chưa kịp thích nghi;

  • Khói mơ lãng đãng trên mặt nước do nắng và hơi nước mỏng cộng lại => vẻ đẹp thơ mộng, bình yên, trong trẻo của buổi sáng. Cách dùng từ đảo ngữ: không phải “khói mơ lãng đãng” mà là “lãng đãng khói mơ”;

  • Không khí mát lành, tinh khiết.

c. Sự hòa mình của con người với tự nhiên

- Cách con người tương tác với tự nhiên:

+ Cách gọi hang Én: cái tổ được Mẹ Thiên Nhiên ban tặng. “Cái tổ” => gợi cảm giác nguyên thủy, ấm áp, gần gũi. “Mẹ Thiên Nhiên”: gọi thiên nhiên là “Mẹ”, viết hoa các tiếng => thái độ ngưỡng vọng, biết ơn, trân trọng sự dồi dào, phong phú, vẻ đẹp của thiên nhiên;

+ Thời xa xưa, tộc người A-rem đã sống trong hang Én, có bàn chân mỏng, ngón dẹt – dấu tích của bao thế hệ leo vách đá => con người sống giữa thiên nhiên, hòa hợp và thích ứng với thiên nhiên;

+ Tộc người A-rem khi ra ngoài sinh sống: vẫn giữ lễ hội “ăn én”;

+ Cư xử với đàn bướm: thái độ yêu thích, bước đi cùng đàn bướm, ngắm cánh hồ điệp monh manh => thái độ trân trọng, nâng niu vẻ đẹp mong manh;

+ Cư xử với chim én: đặt lên vai, cho ăn trong lòng bàn tay => sự gần gũi, thân thiện;

+ Sống trong hang:

  • Ngồi bệt trên cát, chân trần => trực tiêp tiếp xúc với thiên nhiên, không cần vật bảo hộ, ngăn, kê, lót.

  • Tối: Ngắm sông, ngắm trời;

  • Sáng: ngoài người ra khỏi lều

=> Tâm trạng, thái độ: yêu thích, cảm phục, ngưỡng vọng, kết giao với tự nhiên, cảm thấy được sống an nhiên trong cái “tổ” của “Mẹ Thiên Nhiên”.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc => tăng khả năng liên tưởng, tưởng tượng và khơi lên tình cảm trong lòng người đọc;

- Lối kể tuyến tính phù hợp với thể kí giúp câu chuyện trở nên gần gũi, sống động, chân thực với người đọc

2. Nội dung

VB cho thấy vẻ đẹp hoang dã, nguyên sơ của hang Én và thái độ của con người trước vẻ đẹp của tự nhiên.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 6 KNTT bài 5: Hang én, ôn tập ngữ văn 6 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 6 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 Kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net