Soạn kết nối tri thức văn 6 bài: Tiếng cười không muốn nghe

Soạn chi tiết, cụ thể bài: Tiếng cười không muốn nghe trang 67 sgk văn 6 tập 2. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và soạn chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

[toc:ul]

Trước khi đọc

1. Em đã từng bị cười nhạo hay chứng kiến cảnh bạn mình bị cười nhạo chưa? Em có nhận thấy hành động cười nhạo người khác là vô ý không?

2. Cần ứng xử như thế nào khi bị người ta cười nhạo?

Hướng dẫn giải:

1. Em đã từng bị các bạn trong lớp cười nhạo vì bị một bạn trong lớp dán giấy vào sau lưng với hình vẽ chê bai nhưng em không biết. Em thấy hành động đó là vô lý. Em đã báo cáo cô giáo để cô giáo xử phạt và răn đe các bạn.

2. Mỗi người có một cách ứng xử khác nhau khi bị người ta cười nhạo. Có người sẽ chọn cách im lặng, nghiêm túc xem xét lại bản thân và tìm cách sửa sai. Có người lại lo lắng, hốt hoảng, ngày càng tự tin hơn. Cũng có người vì cái tôi của bản thân quá lớn mà không nhẫn nhịn được, có những hành động và câu nói gay gắt đáp trả trực tiếp lại. 

Sau khi đọc

1. Những đặc điểm nào cho thấy Tiếng cười không muốn nghe là một văn bản nghị luận?

2. Đoạn mở đầu nói đến nhiều ý nghĩa khác nhau của tiếng cười? Ý nghĩa nào được bàn luận trong văn bản này?

3. Người viết có thái độ, suy nghĩ thế nào trước những hiện tượng cười cợt khiếm khuyết của người khác? Thái độ suy nghĩ đó dựa trên những lý lẽ nào?

4. Nhận xét các bằng chứng tác giả sử dụng để chứng minh cho lý lẽ đã nêu? 

5. Lòng nhân ái, sự cảm thông là "phương thuốc" hữu hiệu để trị "căn bệnh" cười nhạo người khác. Em có đồng ý với kiến đó không? Vì sao

6. Em có lý lẽ hay bằng chứng nào cụ thể có thể bổ sung cho văn bản? Hãy tìm một số câu tục ngữ nói về cách ứng xử trong cuộc sống.

Hướng dẫn giải:

1. Những đặc điểm cho thấy Tiếng cười không muốn nghe là một văn bản nghị luận:

  • Văn bản này bàn về vấn đề trước những sai lầm, thiếu xót của người khác cần có thái độ góp ý chân thành, chứ không phải cất lên tiếng cười hả hê, chê bai, chế nhạo người khác. Phương thuốc chữa "căn bệnh" này chính là lòng nhân ái, sự cảm thông.
  • Để có sức thuyết phục, văn bản đã đưa ra các lý lẽ: nêu các tiếng cười đẹp, tiếng cười xấu, các cách ứng xử khác nhau khi bị chê bai, đưa ra ví dụ cụ thể của việc bị người khác chê bai và đi đến kết luận "căn bệnh" này có thể chữa được. 
  • Để chứng minh các lý lẽ đó, tác giả đã đưa ra các bằng chứng, ví dụ cụ thể cho vấn đề cười nhạo người khác là xấu xa như thế nào.

2.  Đoạn mở đầu nói đến nhiều ý nghĩa khác nhau của tiếng cười:

  • Có tiếng cười trao gửimột niềm tin yêu
  • Có tiếng cười thay cho một lời  cảm ơn, một tình cảm chân thành muốn nói
  • Có tiếng cười hài hước, dí dỏm khiến người ta quên cảmệt nhọc
  • Có tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu.

Nhưng tiếng cười được bàn luận trong bài viết này là tiếng cười "ta không bao giờ muốn nghe, không bao giờ chờ đợi. Những tiếng cười khiến ta phải phiền lòng, khó chịu và ước sao nó không hướng vào mình. Đó là sự cười nhạo, chê bai người khác. 

3. Người viết có thái độ, suy nghĩ trước những hiện tượng cười cợt khiếm khuyết của người khác:

  • Tác giả cho rằng lý do cười nhạo người khác đơn giản vì người khác có điều không giống ta
  • Tác giả nhận xét trên đời này không có ai là hoàn hảo. Điều quan trọng là biết tự nhận ra điểm yếu của mình để khắc phục. Những người đi chê bai không nghĩ rằng khi họ cũng vướng phải những sai lầm đó thì họ có đáng bị chê cười hay không.
  • Sự khác biệt của mỗi người chính là yếu tố quyết định giá trị của mỗi con người. Nên không có lý do gì để đáng bị người khác cười nhạo. Nếu ai đó cũng bị cười nhạo, tác giả đặt câu hỏi liệu họ có cảm thấy dễ chịu không.

4. Tác giả đưa ra bằng chứng, ví dụ cụ thể là hình ảnh của chú Nam - một người dị tật có bước đi khập khiễng và khó khăn. Mọi người chế nhạo chú, bắt trước dáng đi nghiêng nghiêng của chú để làm hề. Chú dự thi vào trường trung cấp âm nhạc thì mọi người lại cười nhạo nói "Chuông khánh còn chẳng ăn ai/Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre. Tuy nhiên, nhờ vào sự kiên trì, thái độ khiêm nhường, kiên nhẫn của bản thân và sự khích kệ, động viên của người bố, chú Nam đã là cây độc tấu có hạng trong một đoàn nghệ thuật.

Sự chê bang, nhạo báng chú Nam đã phải trả giá bằng việc giờ đây mọi người đã phải thán phục chú.

5. Em đồng ý với ý kiến lòng nhân ái, sự cảm thông là "phương thuốc" hữu hiệu để trị "căn bệnh" cười nhạo người khác. Bởi vì, trong mỗi chúng ta đều tồn tại sự cảm thông chia sẻ, tấm lòng nhân ái. Nếu như nó được nhân rộng, phát triển bằng cách mỗi người hãy đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác để để suy nghĩ, thức tỉnh thì sẽ không bao giờ có chỗ cho sự cười chê, nhạo báng xuất hiện. 

6. Một số câu tục ngữ nói về cách ứng xử trong cuộc sống:

  • Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
  • Lời nói chẳng mất tiền mua?Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
  • Kim vàng ai nỡ uốn câu/Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời

Viết kết nối với đọc

Với câu mở đầu "Tôi không muốn bị người khác cười nhạo", em hãy viết tiếp khoảng 5-7 câu để hoàn thành đoạn văn. 

Hướng dẫn giải:

Tôi không muốn bị người khác cười nhạo. Và cách để tôi phản ứng lại điều đó là tìm thấy sự hài hước trong những điều chê bai đó. Đó chính là phương pháp tốt nhất để tôi giảm thiểu sự căng thẳng và áp lực những lo âu và suy nghĩ mông lung khi bị người khác cười nhạo. Tôi nghĩ rằng, không chỉ là vấn đề cười nhạo, mà trong tất cả mọi chuyện hãy tìm cách để mọi chuyện được nhìn nhận một cách đơn giản nhất. Đó mới chinh là lối sống lạc quan và tích cực. 

Lựa chọn từ ngữ

1. Trả lời các câu hỏi sau:

a. Với câu: Mỗi khi được nghe tiếng cười tươi trẻ, hồn nhiên của bạn bè trong lớp hay của ai đó bên ngoài, tôi đều cảm thấy ấm lòng, theo em, có thể dùng từ tự nhiên để thay cho hồn nhiên được không? Vì sao?

b. Từ khuất được dùng trong câu: Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mắt, từ trần, hi sinh

c. Theo em, vì sao trong câu: Điều quan trọng là biết nhận ra những điểm yếu của mình đề tự khắc phục, không thể dùng từ tồn tại thay cho từ điểm yếu

2. Chọn từ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau và giải thích lí do lựa chọn:

a. Bị cười, không phải mọi người đều ... giống nhau. (phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)

b. Rơi vào ..., họ tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. (tắc tị, bé tắc, cùng đường, cùng quẫn)

c. Đi đường phải luôn luôn ... đề tránh tai nạn. (nhìn, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)

d. Ngoài ... của bản thân, tôi còn được bạn bè, thây cô thường xuyên động viên, khích lệ. (phần đấu, sức lực, khả năng, nỗ lực)

Hướng dẫn giải:

1. Trả lời các câu hỏi sau:

a. Với câu: Mỗi khi được nghe tiếng cười tươi trẻ, hồn nhiên của bạn bè trong lớp hay của ai đó bên ngoài, tôi đều cảm thấy ấm lòng, theo em, có thể dùng từ tự nhiên để thay cho hồn nhiên được không? Vì sao?

Từ hồn nhiên dùng hợp lý hơn từ tự nhiên. "Hồn nhiên" biểu đạt sự thuần khiết trong tâm hồn, tâm trí, phù hợp hơn khi miêu tả về tính cách, đặc điểm của đối tượng trẻ con.

b. Từ khuất được dùng trong câu: Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mắt, từ trần, hi sinh

Từ khuất được sử dụng trong câu văn này là phù hợp nhất. "Khuất'' cũng có nghĩa là chết, là từ trần. Nhưng từ này có ý nghĩa nói giảm nói tránh, giảm sự đau thương hơn, nhẹ nhàng hơn.

c. Theo em, vì sao trong câu: Điều quan trọng là biết nhận ra những điểm yếu của mình đề tự khắc phục, không thể dùng từ tồn tại thay cho từ điểm yếu

Dùng từ điểm yếu có ý nghĩa nhấn mạnh vào khuyêt điểm, sự hạn chế của bản thân hơn. Câu văn có tính biểu đạt cao hơn.

2. Chọn từ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau (từ chọn được in đậm):

a. Bị cười, không phải mọi người đều ... giống nhau. (phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)

Phản ứng là thái độ, hành động đáp trả lại một sự việc xảy ra.

b. Rơi vào ..., họ tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. (tắc tị, bế tắc, cùng đường, cùng quẫn)

Bế tắc là trạng thái tâm lý con người rơi vào sự trở ngại lớn, không có lỗi thoát, hoàn cảnh khó khăn.

c. Đi đường phải luôn luôn ... đề tránh tai nạn. (nhìn, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)

Quan sát là việc sử dụng giác quan để ghi nhận lại sự việc với mục đích nào đó

d. Ngoài ... của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ. (phấn đấu, sức lực, khả năng, nỗ lực)

Nỗ lực là sự chăm chỉ và cố gắng của bản thân nhằm đạt được một kết quả nào đó.

Tìm kiếm google: soạn văn 6 tập 2 sách kết nối, soạn bài tiếng cười không muốn nghe sách kết nối, soạn bài 1 văn 6 sách KNTT, soạn đầy đủ văn 6 tập 2 sách kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 Kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net