Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 KNTT bài 4: Chuyện cổ nước mình

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 kết nối tri thức bài 4: Chuyện cổ nước mình. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

- Họ tên: Lâm Thị Mỹ Dạ;

- Năm sinh: 1949;

- Quê quán: Quảng Bình;

- Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo, thể hiện một tâm hồn tinh tế, giàu yêu thương.

2. Tác phẩm

- Rút từ Tuyển tập, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2011, tr.203.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Tìm hiểu chung

- Thể loại: thơ lục bát;

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm;

2. Tìm hiểu chi tiết

2.1. Những câu chuyện cổ được gợi ra từ bài thơ

- Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà)

- Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì)

- Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người)

2.2. Ý nghĩa của những câu chuyện cổ đối với tác giả

a. Những vẻ đẹp tình người

- Lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,... => Tôi yêu chuyện cổ nước tôi vì vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa, vì rất công bằng, rất thông minh, vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

b. Sự tiếp nối, lưu truyền truyền thống, lời căn dặn từ ông cha đến con cháu

- “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

=> Chuyện cổ là nhân chứng, sự lưu giữ những lời căn dặn, những suy nghĩ của ông cha => Là cái còn lại, còn mãi dẫu ông cha có đi xa, dẫu đời ông cha với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa. (Chân trời đã xa: khó để nắm bắt được nữa, con sông: dòng chảy, sự tiếp nối)

=> Tình yêu chuyện cổ không những là tình yêu sự nhân văn, bao dung, nhân hậu, mà còn là yêu quê hương, tổ tiên, đất nước, yeu những giá trị tinh thần truyền thống.

- “Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau”

+ “thầm thì”: thủ thỉ, tâm tình, nói nhỏ nhưng bền bỉ => “chuyện cổ thầm thì”: mạch nguồn âm ỉ, bền bỉ;

+ “Lời ông cha dạy cũng vì đời sau” => sự yêu thương của thế hệ trước dành cho thế hệ sau.

- Những câu chuyện cổ “vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”: những câu chuyện cổ không bao giờ cũ, là viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Những bài học từ những câu chuyện cổ vẫn luôn đúng và vẹn nguyên giá trị.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Dùng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc để nói về những giá trị truyền thống, nhân văn.

- Giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, đằm sâu, nhưng đầy tự hào.

2. Nội dung

- Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 6 KNTT bài 4: Chuyện cổ nước mình, ôn tập ngữ văn 6 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 6 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 Kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com