Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 KNTT bài 9: Thực hành tiếng Việt trang 86

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 kết nối tri thức bài 9: Thực hành tiếng Việt trang 86. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TỪ MƯỢN

- Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác.

- Từ vay mượn tiếng Hán

- Từ mượn ngôn ngữ châu Âu được việt hoá gần như hoàn toàn: cà phê, cà vạt, săm, lốp

- Từ mượn được viết nguyên dạng hoặc viết tách từng âm tiết, giữa các âm có gạch nối

- Tránh lạm dụng từ mượn để không gây khó hiểu, khó chịu cho người nghe.

II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài 1

a. Các từ vay mượn tiếng Hán: kế hoạch, công nghiệp, băng, không khí, ô nhiễm. Các từ này có cách đọc và hình thức chính tả giống từ thuần Việt, có tính chất khái quát về nghĩa.

Các từ vay mượn tiếng Anh: ô-dôn. Từ có gạch nối giữa các âm tiết. 

b. Từ ô-dôn tạo cảm giác về từ mượn rõ nhất. Vì đây là một thuật ngữ khoa học, có cấu tạo và hình thức chính tả khác biệt.

c.

- Không: không trung (khoảng không gian trên cao), không gian (là khoảng không mở rộng theo ba chiều cao, dài, rộng), không quân (một quân chủng hoạt động trên không nhằm bảo vệ vùng trời quốc gia)

- nhiễm: lây nhiễm (chỉ sự truyền lan của bệnh hoặc thói xấu nào đó), truyền nhiễm (lây lan của dịch bệnh), nhiễm khuẩn (chỉ tình trạng một sinh vật bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể)

Bài 2

- Vốn từ tiếng Việt giàu có và phức tạp, gồm nhiều từ được mượn ở những ngôn ngữ khác.

Bài  3

Có thể diễn đạt lại:

Người hâm mộ thực sự phấn khích, hân hoan khi thấy thần tượng của mình xuất hiện trên cửa chiếc chuyên cơ vừa đáp xuống sân bay.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 6 KNTT bài 9: Thực hành tiếng Việt trang 86, ôn tập ngữ văn 6 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 6 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 Kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net