[toc:ul]
1. So sánh
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Nhân hóa
- Nhân hóa là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt.
3. Điệp ngữ
- Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.
- Điệp ngữ có 3 dạng:
+ Điệp ngữ nối tiếp: là các từ ngữ được điệp liên tiếp nhau, tạo ấn tượng mới mẻ, có tính chất tăng tiến.
+ Điệp ngữ cách quãng
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
Bài tập 1
a. Nghĩa của từ nhô
- nhô (đt): đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước so với những cái xung quanh
=> mặt trời nhô cao: mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời và có phần đột ngột, vượt lên so với sự vật xung quanh như núi non, cây cối.
b. Không thể thay thế từ nhô bằng từ lên vì lên chỉ là một nét nghĩa có trong từ nhô.
Nhô có tính biểu cảm, gợi lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu của hình ảnh mặt trời, phù hợp với cách nhìn, cách cảm của trẻ thơ.
Bài tập 2
- Những từ trong văn bản: màu sắc, khao khát, thơ ngây, bế bồng, mênh mông,…
- Những từ ngoài văn bản: quần áo, thầy cô, cha mẹ, bạn bè, yêu dấu,…
Bài tập 3
- Chỉ ra những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh:
+ Cây cao bằng gang tay, Lá cỏ bằng sợi tóc, Cái hoa bằng cái cúc, Tiếng hót trong bằng nước, Tiếng hót cao bằng mây.
Cây, lá cỏ, cái hoa, tiếng hót (vế A) được so sánh với gang tay, sợi tóc, cái cúc, nước, mây (vế B).
- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ:
Hình ảnh thiên nhiên (vế A) được so sánh với những hình ảnh nhỏ, xinh, gắn với thế giới con người (vế B). Tiếng hót của chim – âm thanh được so sánh với nước, mây trời làm tăng tác dụng biểu đạt cho sự trong trẻo, cao vút của tiếng chim => Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ.
Bài tập 4
- Biện pháp tu từ: nhân hóa;
- Tác dụng:
+ Thơ ngây – một tính từ thường dùng để nói về đặc điểm của con người, đặc biệt là trẻ em để nói về gió
=> Tác dụng: khiến làn gió mang vẻ đáng yêu, hồn nhiên như trẻ thơ.
Bài tập 5
- Điệp ngữ trong các đoạn thơ là các từ ngữ:
+ “rất”
+ “Từ cái…”, “Từ…”
- Tác dụng:
+ “rất” => Nhấn mạnh mức độ, tính chất của các sự vật có trong lời ru của mẹ;
+ “Từ cái…”, “Từ…” => liệt kê lần lượt những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ: là những hình ảnh nổi bật trong kho tàng văn hóa dân tộc.