[toc:ul]
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Bài tập 1
a. Nhắm mắt xuôi tay => nói đến cái chết.
b. Mái nhà tranh, đồng lúa chín => thay thế cho quê hương, làng mạc, ruộng đồng nói chung.
c. Áo cơm cửa nhà => nói đến của cải vật chất, những thứ tốt đẹp mà người tốt, hiền lành xứng đáng được hưởng.
Bài tập 2
a. - Biện pháp tu từ so sánh, ví khoảng cách giữa Đời cha ông với đời tôi cũng xa như con sông với chân trời.
=> Tác dụng: Tác giả muốn diễn tả ý: giữa các thế hệ luôn có những khoảng cách.
b. - Biện pháp tu từ nhân hóa: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù; Tre xung phong vào xe tăng đại bác.
=> Tác dụng: tăng tính gợi hình, gợi cảm, làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn đồng thời nhấn mạnh tác dụng và phẩm chất cao quý của cây tre: tre cũng có những hành động và đức tính giống con người.
Bài tập 3
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
=> Liên tưởng đến thành ngữ: Đẽo cày giữa đường;
=> Ý nghĩa: những người không độc lập, không có chính kiến riêng, luôn bị tác động và thay đổi theo ý kiến người khác thì làm việc gì cũng không đạt được kết quả.