Soạn mới giáo án Âm nhạc 6 Cánh diều bài: Hát: Bài hát Lí cây đa và kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin

Soạn mới Giáo án âm nhạc 6 Cánh diều bài Hát: Bài hát Lí cây đa và kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Tiết 1: Hát: Bài hát Lí cây đa và kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin

 

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này:

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Lí cây đa, biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động; bước đầu biết biểu diễn bài hát.

- Biết được kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực âm nhạc:

+ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

+ Thể hiện được kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin.

  1. Phẩm chất:

- Biết yêu quý, trân trọng nền âm nhạc dân tộc Việt Nam; tự hào về truyền

thống của quê hương, đất nước.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:

- Đàn phím điện tử.

- Đàn và hát thuần thục bài Lí cây đa.

- Thực hành thuần thục các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

2 - HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ gõ và nhạc cụ giai điệu (kèn phím, recorder,...).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
  3. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu
  4. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS nghe một số bài hát (Người ở đừng về, Cây trúc xinh) và yêu cầu HS trả lời: Những bài hát đó thuộc thể loại nhạc nào?

- HS chăm chú lắng nghe và trả lời: Nhạc dân ca quan họ Bắc Ninh

- GV đưa ra đáp án chính xác, và dẫn dắt vào tiết học hát : Dân tộc ta trải qua hàng ngàn năm dựng và giữ nước, nền văn hóa truyền thống cũng bắt nguồn từ lâu đời. Cha ông ta đã gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các làn điệu dân ca các vùng miền. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dân ca quan họ Bắc Ninh qua bài hát Lí cây đa.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu bài hát Lí cây đa

  1. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát và hát được đúng bài hát
  2. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc sgk, kết hợp với kiến thức hiểu biết của mình, trả lời câu hỏi:

+ Trình bày những hiểu biết của em về thể loại nhạc Dân ca quan họ?

+ Cấu trúc của bài hát như thế nào?

- GV giới thiệu tên bài hát, xuất xứ và nội dung của bài hát: Lời ca của bàiđược hình thành từ các câu thơ:

“Trèo lên quản dốc

Ngồi gốc cây đa

Cho đôi mình gặp

Xem hội đêm rằm...”.

Với sắc thái vui tươi, dí dỏm, bài hát đã gợi lên không khí náo nức của những ngày hội làng.

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp vận động cơ thể biểu lộ cảm xúc.

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: câu 1 nối câu 2 và câu 3; câu hát 4 nối với câu hát 5.

+ Câu 1: Trèo lên ... cây đa

+ Câu 2: rằng tôi ... cây đa.

+ Câu 3: Ai đem ... tình rằng

+ Câu 4: cho đôi ... hôm rằm

+ Câu 5: rằng tôi ... cây đa.

- GV lưu ý HS những tiếng hát có luyến.

 

- GV hướng dẫn cho HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng, thể hiện sắc thái vui tươi, dí dỏm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS thực hiện các yêu cầu của GV, tập hát cả bài thể hiện bài hát theo đúng sắc thái và vỗ tay đúng nhịp

+ GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.

+ Các tổ tập hát và sửa cho nhau.

 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các tổ tập hát và sửa cho nhau.

+ GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS

GV bổ sung thông tin:

Dân ca Quan họ là thể loại hát giao duyên đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa (hại tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay). Các “liền anh” và “liền chỉ” hát đối đáp cùng nhau trong cuộc hải có thể diễn ra từ ngày này sang ngày khác. Cho đến nay, người ta đã sưu tầm được trên 200 làn điệu Quan họ. Nhiều bài " dân ca Quan họ được phổ biến rộng rãi như: Trống cơm, Qua cầu gió bay, Người ở đừng về, Lí cây đa, Hoa thơm bướm lượn,...

Năm 2009, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

1. Tìm hiểu bài hát

- Bài hát Lí cây đa thuộc dân ca quan họ Bắc Ninh.

- Cấu trúc 1 đoạn, lời ca được hình thành từ các câu thơ:

“Trèo lên quản dốc

Ngồi gốc cây đa

Cho đôi mình gặp

Xem hội đêm rằm...”.

 

 

 

 

Hoạt động 2: Lí thuyết âm nhạc: Kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin

  1. Mục tiêu: Biết được kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin.
  2. Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV
  3. Sản phẩm: HS thực hiện
  4. Tổ chức thực hiện:

--------------- Còn tiếp --------------

Soạn mới giáo án Âm nhạc 6 Cánh diều bài: Hát: Bài hát Lí cây đa và kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 6 Cánh diều mới, soạn giáo án âm nhạc 6 mới cánh diều bài Hát: Bài hát Lí cây đa và kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin, giáo án soạn mới âm nhạc 6 cánh diều

Soạn mới giáo án âm nhạc 6 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay