Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Ước mơ xanh; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Bài ca hoà bình; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
- Thể hiện đúng mẫu tiết tấu, biết ứng dụng đệm cho bài hát Ước mơ xanh, chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.
- Năng lực chung: chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực âm nhạc: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.
- Biết yêu quý và có ý thức gìn giữ cuộc sống hoà bình.
1 - GV:
- Đàn phím điện tử, song loan.
- Đàn và hát thuần thục bài Ước mơ xanh.
- Tệp audio hoặc video tác phẩm Bài ca hoà bình,
-Thực hành thuần thục các hoạt động trải nghiệm và khám phá.
2 - HS:
- Nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu (recorder,...), nhạc cụ hoà âm (kèn phím,...).
- Các dụng cụ và vật liệu để làm nhạc cụ gõ tự tạo: kéo, nắp chai bia, bìa carton, băng dính, keo dán,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS xem hình ảnh và đoán, chủ đề bài học của chúng ta hôm nay là gì?
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt vào bài: Loài người trên khắp trái đất đều mong muốn có một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các bài học trong chủ đề 7 Hòa bình, với tiết 1: Học bài hát Ước mơ xanh và nghe bài hát Bài ca hòa bình.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài hát
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát: Bài hát Ước mơ xanh nói lên mong muốn của tuổi thơ về một cuộc sống hoà bình trên khắp hành tinh. Đoạn 2 của bài được hát với hai bè hoa âm. Tác giải bài hát là nhạc sĩ Thy Mai. – GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc. – GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát. - GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: câu nối với câu hát 2; câu hát 3 nối với câu hát 4;.... + Câu 1: Tuổi thơ ... trùng dương. + Câu 2: Tuổi thơ ... trời mây. + Câu 3: Cùng ca ... huy hoàng. + Câu 4: Cho Trái ... chim câu. + Câu 5: La (nhịp 16) la (nhịp 20). + Câu 6: La (nhịp 20) la (nhịp 23). + Câu 7: La (nhịp 23) ... la (nhịp 27). +Câu 8: La (nhịp 27) ... la (nhịp 31).2 - GV đàn theo giai điệu để HS tập hát lời 2 – GV lưu ý HS: Ở đoạn 1, tất cả các câu hát đều có tiết tẩu giống nhau; ở đoạn 2, câu 7 và câu 8 nhắc lại câu 5 và câu 6 nhưng có sự thay đổi ở nốt kết thúc. - GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng, thể hiện sắc thái vui tươi, sôi nổi. - GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS tập luyện bài hát + GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS học hát theo hướng dẫn của GV + Các tổ tập hát và sửa cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS GV bổ sung: Nhạc sĩ Nguyễn Thy Mai trước đây là giáo viên Âm nhạc trường Tiểu học Minh Đạo, Thành phố Hồ Chí Minh. Bà đã sáng tác một số ca khúc cho thiếu nhi như: Vụ vợ tuổi hồng, Mùa thu lá rơi, Giá sớm (thơ Thy Ngọc), Ước mơ xanh,... | 1. Tìm hiểu bài hát - Tác giả: Nguyễn Thy Mai - Nội dung: bài hát nói lên mong muốn của tuổi thơ về một cuộc sống hồa hình trên khắp hanh tinh. - Bái hát gồm có 2 đoan: + Đoạn 1: gồm 16 nhịp, (lược hát hai lần (từ đầu đến năm châu). + Đoạn 2: gồm 15 nhịp (từ La la đến hết).
|
Hoạt động 2: Nghe nhạc: Bài ca hòa bình
------------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác