Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 10: Liên minh châu Âu

Soạn mới Giáo án địa lí 11 CTST bài Liên minh châu Âu. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

BÀI 10: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.
  • Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực.
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
  • Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
  • Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí của EU, hệ thống hoá và trình bày theo chủ đề.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí, sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
  1. Phẩm chất
  • - Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số tranh ảnh/video về EU
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về EU để dẫn dắt vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật "KWL”, yêu cầu các nhóm HS điền vào cột K và W trong bảng.

K (Những điều đã biết)

 

W (Những điều muốn biết)

 

L (Những điều đã học được sau bài học)

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Sau đó, các nhóm HS thảo luận và hoàn thành cột K và W, có thể dự kiến câu trả lời cho cột L

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: EU là một tổ chức liên kết khu vực có vị thế quan trọng trên thế giới. Mục tiêu và thể chế hoạt động của EU đã tạo ra một khu vực hợp tác và liên kết thành công. Vậy, vị thế của EU được thể hiện như thế nào trong nền kinh tế thế giới? Những hợp tác và liên kết nào đang diễn ra trong EU?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Liên minh châu Âu (EU).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU

  1. Mục tiêu: Xác định được quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU.
  3. Sản phẩm học tập: Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào các hình 10.1, 10.2 xác định các nước thành viên của EU theo quá trình hình thành và phát triển.

- HS dựa vào bảng 10.1, cho biết quy mô EU (số thành viên, số dân, GDP).

- GV có thể sử dụng kĩ thuật "đọc tích cực" đề HS nêu ra các mục tiêu chính của EU.

+ GV yêu cầu dựa vào hình 10.3 và thông tin trong bài, hãy xác định thể chế hoạt động của EU?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU .

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU

- Quy mô:

+ Từ 6 quốc gia thành viên ban đầu, đến nay EU có 27 thành viên chính thức (năm 2022).

+ Tổng số dân 447,1 triệu người

+ GDP 17 177,4 tỉ USD

- Mục tiêu:

+ Thúc đẩy tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn) giữa các nước thành viên nhằm hướng đến xây dựng một thị trường thống nhất.

+ Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên về mọi mặt (kinh tế, pháp luật, an ninh, nội vụ,...).

+ Duy trì, phát huy giá trị văn hoá và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên.

+ Duy trì hoà bình và đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới

- Thể chế hoạt động:

+ Bốn cơ quan thể chế ra quyết định chính và điều hành EU là Hội đồng châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Nghị viện châu Âu.

+ Các cơ quan này có chức năng riêng biệt, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm ra quyết định và điều hành hoạt động của EU.

 

Hoạt động 2: Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

  1. Mục tiêu:

- Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.

- Phân tích được số liệu, tư liệu.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
  2. Sản phẩm học tập: Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV tổ chức cho HS làm việc theo 2 nhóm lớn.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” hoàn thành phiếu học tập số 1.

+ Nhóm 1: phân tích vị thế của EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế

+ Nhóm 2: phân tích vị thế của EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:….

Trung tâm kinh tế hàng đầu thế

Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế

- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô GDP là 17 177,4 tỉ USD (đứng thứ 3 trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc), chiếm 17,8% GDP toàn cầu (năm 2021).

- EU đứng đầu thế giới về tỉ trọng trị giá xuất khẩu, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới (năm 2021).

- EU chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá của thế giới.

- Đa số các quốc gia thành viên EU có nền kinh tế phát triển.

2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

- Nền kinh tế EU phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động thương mại.

- Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu.

- Các bạn hàng lớn của EU là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, ASEAN,...

- Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của EU là máy móc, thiết bị dược phẩm, xe có động cơ, sản phẩm hoá chất, máy tính, điện tử và sản phẩm quang học,... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, dầu thô và khí tự nhiên, hoá chất và sản phẩm hoá học, máy móc, thiết bị và kim loại cơ bản,...

- EU ủng hộ chính sách tự do thương mại trên toàn cầu.

Hoạt động 3: Hợp tác và liên kết trong EU

  1. Mục tiêu:

- Phân tích được một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí của EU, hệ thống hoá và trình bày theo chủ đề.

  1. Nội dung: HS dựa vào các hình 10.6, 10.7 và thông tin trong bài, hãy phân tích một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU.
  2. Sản phẩm học tập: Biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc nhóm và thực hiện các nhiệm vụ sau:

 

+ GV cho HS tóm tắt, sơ đồ hoá và nêu ví dụ về 4 mặt tự do lưu thông của EU.

+ GV cho HS khai thác hình 10.7 kết hợp kĩ thuật “chia sẻ nhóm đôi” đề HS nêu lên ý nghĩa của việc ra đời và sử dụng đồng đinh..

+ GV có thể sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm kết hợp kĩ thuật “mảnh ghép" để HS trao đổi, hoàn thành phiếu học tập số 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:…..

Lĩnh vực hợp tác trong sản xuất và dịch vụ

Nội dung hợp tác

Trong sản xuất nông nghiệp

 

Trong sản xuất công nghiệp

 

Trong lĩnh vực dịch vụ

 

+ GV có thể sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn”, khai thác hinh 10.8 và phân tích trường hợp điền cứu để HS hoàn thành phiếu học tập số 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm:…..

Khái niệm

 

Ý nghĩa

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình ảnh, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mở rộng kiến thức: Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ: Vùng Ma-xơ Rai-nơ được hình thành ở khu vực biên giới của Đức, Bỉ và Hà Lan. Vùng có diện tích khoảng 11.000 km2 với số dân khoảng 4 triệu người (năm 2021). Hằng ngày, có khoảng 43.000 người sang các nước láng giềng làm việc. Hệ thống kết nối giao thông của vùng khá phát triển để người dân đi lại thuận tiện. Các trường đại học của 3 quốc gia đã phối hợp tổ chức các khoa đào tạo chung nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng. Một số hoạt động giao lưu văn hoa trong vùng cũng được chủ trọng nhằm tăng cường tỉnh đoàn kết giữa nhân dân các nước trong vùng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

III. Hợp tác và liên kết trong EU

1. Thị trường chung châu Âu

a. Tự do lưu thông

- Tự do di chuyển: Quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tu do lua chon nơi làm việc được đảm bảo

- Tự do lưu thông dịch vụ: Tự do đối với các dịch vụ như: dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán du lich....

- Tự do lưu thông hàng hoá: Tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu Âu các sản phẩm sản xuất hợp pháp mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng

- Tự do lưu thông tiền vốn: Các hạn chế đối với thanh toán. giao dịch được bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản ngân hàng trong nội khối

b) Đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô)

- Việc đưa vào sử dụng đồng Ơ-rô có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh.

2. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ

Phiếu học tập số 2

3. Liên kết vùng châu Âu

Phiếu học tập số 3

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:…..

Lĩnh vực hợp tác trong sản xuất và dịch vụ

Nội dung hợp tác

Trong sản xuất nông nghiệp

Nhiều ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của EU được hợp tác từ các quốc gia thành viên như công nghiệp hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô, điện từ – tin học,..

Trong sản xuất công nghiệp

Các quốc gia thành viên EU cũng tăng cường sự hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực chung và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Trong lĩnh vực dịch vụ

Chính sách tự do lưu thông đã thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ. Hệ thống giao thông vận tải ở các quốc gia thành viên EU được kết nối thông suốt và hiện đại, giúp việc di chuyển nhanh hơn và an toàn hơn, đồng thời thúc đẩy các giải pháp kĩ thuật số và phát triển bền vững.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm:…..

Khái niệm

Liên kết vùng châu Âu (Euroregion) chỉ một khu vực biên giới của các quốc gia thành viên EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành một số hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá nhằm thực hiện mục tiêu và lợi ích chung của các nước.

Ý nghĩa

- Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hoá ở EU.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền và người dân ở vùng biên giới cùng nhau. thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh để tận dụng lợi thế so sánh của riêng mỗi nước.

- Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước ở khu vực biên giới.

Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 10: Liên minh châu Âu

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 chân trời mới, soạn giáo án địa lí 11 chân trời bài Liên minh châu Âu, giáo án địa lí 11 chân trời

Soạn giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay