Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

Soạn mới Giáo án địa lí 11 CTST bài Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội.
  • Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội.
  • Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung, sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí, sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
  1. Phẩm chất
  • - Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số tranh ảnh/video về tự nhiên, dân cư, xã hội, hoạt động kinh tế khu vực Đông Nam Á (nếu có),...
  • Phiếu học tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã biết (hoặc muốn biết) về địa lí khu vui Đông Nam Á.
  3. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi về địa lí khu vực Đông Nam Á
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu cần đạt của bài học, GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm HS chọn một đơn vị kiến thức các em quan tâm, hoàn thành thông tin vào cột K và W về khu vực Đông Nam Á.

K (Những điều đã biết)

W(Những điều muốn biết)

L(Những điều đã học được)

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ độc lập, ghi nội dung thông tin đã biết và muốn biết về khu vực Đông Nam Á. Các thành viên trong nhóm thảo luận, thống nhất về một số nội dung ghi vào cột K và W

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

K (Những điều đã biết)

W(Những điều muốn biết)

L(Những điều đã học được)

- ĐNA nằm ở phía đông nam châu Á

- ĐNA có 11 quốc gia, bao gồm ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo.

- Đông Nam Á là khu vực có thiên nhiên đa dạng, dân số đông, nguồn lao động dồi dào.

- Các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng và khác biệt về tự nhiên, văn hoá,...

- Đây còn là khu vực có nền kinh tế năng động

- Ảnh hưởng của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội

 

 

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:

Đông Nam Á là khu vực có thiên nhiên đa dạng, dân số đông, nguồn lao động dồi dào. Các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng và khác biệt về tự nhiên, văn hoá,... Đây còn là khu vực có nền kinh tế năng động. Vậy, những đặc điểm này ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực? Tình hình phát triển kinh tế của khu vực hiện nay ra sao?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lãnh thổ và vị trí địa lí

  1. Mục tiêu: HS phân tích được ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đông Nam Á.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đông Nam Á.
  3. Sản phẩm học tập: Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đông Nam Á.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi kết hợp kĩ thuật “chia sẻ nhóm đôi" để thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, hãy:

+ Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.

+ Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, ghi chép câu trả lời ra giấy.

-  HS trao đổi, thảo luận cùng nhau và thống nhất nội dung

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên 2 cặp đôi lên trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Lãnh thổ và vị trí địa lí

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia nằm ở phía đông nam của châu Á, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2.

+ Đông Nam Á được chia thành hai khu vực địa lí: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á còn có một vùng biển rộng lớn thuộc các biển.

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu, nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á; là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

+ Đông Nam Á là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới.

- Ảnh hưởng:

+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động, thực vật, khoáng sản,…;

+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển.

+ Vị trí địa lí tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hoá, xã hội của khu vực.

+ Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng là khu vực chịu nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới.

 

Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

  1. Mục tiêu:

- HS phân tích được ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.
  2. Sản phẩm học tập: Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 4 HS). Mỗi nhóm thực hiện một trong các hợp phần của tự nhiên: địa hình và đất đai; khí hậu; sông, hồ; sinh vật; khoáng sản; biển. Đối với mỗi hợp phần tự nhiên, mỗi nhóm trình bày đặc điểm và ảnh hưởng của hợp phần đó đến phát triển kinh tế – xã hội của Đông Nam Á (các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở mục b). GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, kĩ thuật “khăn trải bàn” để HS hoàn thành phiếu học tập với yêu cầu: HS dựa vào các hình 12.1, 12.2 và thông tin trong bài, hãy:

+ Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.

+ Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:…….

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội

Địa hình và đất đai

 

 

Khí hậu

 

 

Sông, hồ

 

 

Sinh vật

 

 

Khoáng sản

 

 

Biển

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và hoàn thành PHT

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

 

 

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:…….

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội

Địa hình và đất đai

- Địa hình khu vực Đông Nam Á lục địa bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao theo hướng tây bắc - đông nam hoặc hướng bắc – nam. Xen kẽ các dãy núi là các cao nguyên

- Khu vực Đông Nam Á hải đảo gồm nhiều quần đảo, hàng vạn đảo lớn nhỏ, nhiều đảo có núi lửa đang hoạt động.

- Địa hình đồng bằng gồm các đồng bằng châu thổ và đông bằng ven biển.

 - Địa hình bờ biển khá đa dạng với nhiều vũng, vịnh, cồn cát, đầm lầy, bãi biển,...

- Khu vực Đông Nam Á có hai nhóm đất chính: đất feralit phân bố ở khu vực đồi núi và đất phù sa phân bố ở khu vực đồng bằng

- Khu vực đồi núi với đất feralit thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp, du lịch,... Tuy nhiên, đặc điểm địa hình gây khó khăn cho phát triển giao thông, định cư.

 

 

- Khu vực đồng bằng với đất phù sa màu mỡ, có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Thuận lợi để định cư tiến hành các hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, khu vực đồng bằng có địa hình thấp nên dễ bị ngập lụt, xâm nhập mặn

Khí hậu

- Khí hậu Đông Nam Á phân hoá đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.

+ Phần lớn Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin có khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Khu vực Đông Nam Á hải đảo có đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo.

+ Ngoài ra, khí hậu còn phân hoá ở khu vực địa hình núi cao.

- Đặc điểm khí hậu thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu.

- Một số nơi xảy ra các thiên tại như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Sông, hồ

- Đông Nam Á có mạng lưới sông phát triển.

- Các hệ thống sông lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Á lục địa.

- Chế độ nước trong các sông ở khu vực Đông Nam Á thường theo mùa.

- Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu từ mưa và một phần từ tuyết tan.

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều hồ nước ngọt, lớn nhất là Biển Hồ (hồ Tôn-lê Sáp)

- Thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất điện, phát triển du lịch,...

- Một số sông có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, gây trở ngại cho giao thông đường thuỷ. Lũ lụt ở một số con sông vào mùa mưa gây thiệt hại về người và tài sản.

Sinh vật

- Khu vực Đông Nam Á có diện tích rừng rộng lớn, khoảng 2 triệu km2 (năm 2020),

- Các khu rừng có sự đa dạng sinh học cao, tiêu biểu là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm.

- Khu vực Đông Nam Á có sự đa dạng về các hệ sinh thái, như hệ sinh thái rừng nguyên sinh, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô,….

- Sự đa dạng về sinh vật tạo nhiều điều kiện để phát triển ngành làm nghiệp, thuỷ sản, du lịch,....

- Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên sinh vật cần chú ý đến vấn đề môi trường và suy giảm đa dạng sinh học.

Khoáng sản

Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như thiếc, động, sắt, than, dầu mà, khi tự nhiên.... Trong đó, trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, có giá trị kinh tế cao phân bố ở các thềm lục địa.

- Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành kinh tế và là nguồn hàng xuất khẩu của một số quốc gia.

- Tuy nhiên, quá trình khai thác cần chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường

Biển

- Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn, thông ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Các biển nằm trong khu vực nội chí tuyến, đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú,...

- Thuận lợi để Đông Nam Á phát triển các ngành kinh tế biển như nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển,...

- Tuy nhiên, cần chú ý vấn đề khai thác quá mức nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển

 

Hoạt động 3: Dân

  1. Mục tiêu: HS phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu tác động của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á
  3. Sản phẩm học tập: Tác động của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ :HS dựa vào bảng 12.1, các hình 12.3, 12.4 và thông tin trong bài, hãy:

+ Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á.

+ Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình ảnh, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số HS đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV chiếu video cho HS quan sát:

https://www.youtube.com/watch?v=3YmeKUtHCZA

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động mới

III. Dân cư và xã hội

1. Dân

- Năm 2020, số dân của khu vực là 668,4 triệu người, chiếm 8,6% số dân thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng số dân vẫn không ngừng gia tăng

=> Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn.

- Về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, khu vực Đông Nam Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng nhanh.

=> Cơ cấu dân số này mang đến cơ hội trong việc sử dụng nguồn lao động, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dân số nhưng cũng đặt ra những thách thức về văn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế

- Đông Nam Á có mật độ dân số cao so với mức trung bình của thế giới (năm 2020 có 148 người/km2).

- Dân cư tập trung đông ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, thưa thớt ở các khu vực đồi núi.

=> Sự phân bố dân cư chưa hợp lí gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên.

- Đông Nam Á là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống. Sự đa dạng về thành phần dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hoá, truyền thống.

- Tỉ lệ dân thành thị không ngừng gia tăng ( 49% năm 2020). Sự gia tăng dân số tại các đô thị cũng đặt ra nhiều vấn đề về giao thông, nhà ở, việc làm, môi trường,... cho các nước trong khu vực.

Hoạt động 4: Xã hội

  1. Mục tiêu: HS phân tích được tác động của các đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu tác động của các đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á
  3. Sản phẩm học tập: Tác động của các đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp trò chơi "Hiểu ý đồng đội.

- GV tổ chức phân nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bốc thăm nội dung chứa các từ khoá, 1 đại diện thực hiện giám sát chéo và chấm điểm nhóm bạn.

·      Nội dung 1: lâu đời, bảo tồn, chất lượng cuộc sống, y tế, phong tục, hợp tác

·      Nội dung 2: đa dạng, giao thoa, du lịch, biết chữ, đầu tư, độc lập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS mỗi nhóm tham gia trò chơi: + Đại diện mỗi nhóm dùng lời để diễn tả từ khoá cho đồng đội của mình. Các thành viên khác trong nhóm trả lời. Lưu ý: không được lặp từ, không sử dụng tiếng Anh để diễn tả.

+ Giám sát viên tổng kết điểm các nhóm

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động mới

2. Xã hội

- Sự đa dạng về văn hoá thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng đặt ra vấn đề về bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.

- Chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực ngày càng được cải thiện.

+ Tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học so với một số khu vực khác trên thế giới đã được cải thiện.

+ Ngành y tế của khu vực đang được chú trọng và phát triển.

=> Những đặc điểm xã hội này là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội và thu hút đầu tư, tuy nhiên, đòi hỏi các quốc gia cần nỗ lực để giảm khoảng cách trong phát triển kinh tế – xã hội.

- Các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá.... Điều này tạo thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển

Hoạt động 5: Tình hình phát triển kinh tế chung

  1. Mục tiêu: HS trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.
  2. Nội dung: GV cho HS dựa vào các bảng 12.2, 12.3, các hình 12.5, 12.6 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.
  3. Sản phẩm học tập: Tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á
  4. Tổ chức hoạt động:
Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 chân trời mới, soạn giáo án địa lí 11 chân trời bài Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á, giáo án địa lí 11 chân trời

Soạn giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay