Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Soạn mới Giáo án địa lí 11 CTST bài Kinh tế Nhật Bản. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 23: KINH TẾ NHẬT BẢN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được tình hình phát triển kinh tế, trình bày được sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế, so sánh được các vùng kinh tế theo những điểm nổi bật.
  • Đọc được bản đồ, rút ra được nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu.
  • Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Xác định và lí giải được sự phân bố của các hoạt động kinh tế Nhật Bản
  • Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: Giải thích được quá trình phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản, giải thích được hiện tượng kinh tế Nhật Bản trên cơ sở vật dụng mối liên hệ và tác động của tự nhiên.
  • Sử dụng các công cụ Địa lí học: Tìm kiếm các thông tin văn bản phù hợp với nội dung nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản; đọc được bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản; bản đồ phân bố công nghiệp Nhật Bản và rút ra nhận xét, phân tích và nhận xét được bảng số liệu thống kê về kinh tế Nhật Bản, vẽ được biểu đồ liên quan đến kinh tế Nhật Bản và nhận xét.
  • Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, chọn lọc thông tin từ các trang web trên thế giới và Việt Nam liên quan đến kinh tế Nhật Bản.
  • Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu về kinh tế Nhật Bản.
  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần học tập, tự giác tham gia và đóng góp tích cực trong các hoạt động nhóm, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
  • Chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình ảnh liên quan đến kinh tế Nhật Bản.
  • Phiếu học tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK Địa lí 11

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về kinh tế Nhật Bản.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan một số sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản.

  1. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về trò chơi: Ai nhanh hơn.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ai nhanh hơn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn – trả lời các câu hỏi liên quan đến một số sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản.  

- GV phổ biến luật trò chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ có “1 phút vàng” tiếp sức lên bảng ghi tên các thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản

+  Mỗi một tên thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản sẽ được cộng 10 điểm. Cuối trò chơi đội nào tìm được nhiều nhất sẽ được thưởng phần quà bí mật. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và chơi trò chơi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình.  

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và gợi ý một số thương hiệu, sản phẩm nổi bật: Nhật Bản được biết đến với một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ không kém các cường quốc như Hoa Kỳ, Anh… Nhật Bản là cái nôi xuất khẩu ra nhiều thương hiệu nổi tiếng và ngày nay những thương hiệu, sản phẩm đó đều phổ biến trên thị trường thế giới và nhận được sự ưa chuộng của người tiêu dùng.

      Thương hiệu quần áo Uniqlo nổi tiếng              MUJI nổi tiếng với sự tối giản

      Tập đoàn xe Toyota nổi tiếng                              Tập đoàn công nghiệp Yamaha

Tập đoàn Sony chuyên sản phẩm điện tử tiêu dùng

-  GV dẫn dắt HS vào bài học: Là đất nước nghèo tài nguyên, bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng nhờ những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp trong từng giai đoạn, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế mạnh mẽ, trở thành một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Vậy kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Các ngành kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn nào và các vùng kinh tế có những đặc điểm gì nổi bật? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 23: Kinh tế Nhật Bản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 23.1, Bảng 23.1, thông tin trong mục I SGK tr. 122, 123 và trả lời câu hỏi:

- Nhận xét về quy mô, tốc độ tăng và cơ cấu GDP của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020.

- Trình bày tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.

- Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản và chuẩn kiến thức GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản có sự phát triển thần kỳ về mặt kinh tế.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 23.1, Bảng 23.1, thông tin trong mục I  SGK tr. 122 - 123 và trả lời câu hỏi (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1):

- Nhận xét về quy mô, tốc độ tăng và cơ cấu GDP của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020.

- Trình bày tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.

- Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản.

- GV trình chiếu thêm cho HS về hình ảnh liên quan đến tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản:

Nhật Bản bại trận chịu hậu quả nặng nề sau Thế chiến II

Một góc thủ đô Tokyo năm 1964

Nhật Bản trở thành “con rồng Châu Á”

  
 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, bảng, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2  nhóm HS trình bày kết quả thảo luận tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.

- GV yêu cầu các  1 – 2 nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản là bài học dành cho các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước hiện nay.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tình hình phát triển kinh tế.

- Tình hình phát triển

+ Từ năm 1945 đến năm 1973:

·      Sau Chiến tranh thế giới thứ hai: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.  

·      Giai đoạn 1952 – 1973: nền kinh tế phục hồi.

+ Từ năm 1973 đến nay:

·       Năm 1973: Nhật Bản suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

·      Giai đoạn 1980 – 1989: vị trí nền kinh tế Nhật Bản tăng nhanh mạnh mẽ.

·      Sau năm 1990: kinh tế không ổn định.

·      Từ năm 2010 đến nay: nền kinh tế phục hồi, nền kinh tế đứng thứ ba thế giới.

- Quy mô, cơ cấu GDP

+ Quy mô kinh tế lớn.

+ Tốc độ tăng trưởng có sự biến động.

+ Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch:

·      Ngành nông – lâm – thủy và ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng giảm.

·      Ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất.

- Nguyên nhân phát triển

+ Phát huy được yếu tố nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, tận tụy công việc.

+ Chú trọng và ứng dụng những tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

+ Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng: phát triển công ty có kĩ thuật tiên tiến, vừa phát triển công ty nhỏ, truyền thống.

+ Mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

 

 

Bảng 23.1. Quy mô và tốc độ tăng GDP của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2020

Năm

2000

2005

2010

2019

2020

Quy mô GDP (tỉ USD)

4 968

4 831

5 759

5 123

 5040

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

2,7

1,8

4,1

0,3

- 4,5

(Nguồn: WB,2022)

Hoạt động 2: Công nghiệp 

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp Nhật Bản.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 23.2, 23.3, thông tin mục II.1 SGK tr.124 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp Nhật Bản.

- Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp của Nhật Bản (điện tử - tin học, sản xuất ô tô, hóa chất, đóng tàu…)

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp Nhật Bản và chuẩn kiến thức của GV.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Ngành công nghiệp của Nhật Bản là một trong những ngành phát triển và đem lại nguồn thu cho xứ sở hoa anh đào.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 23.2, 23.3 thông tin mục II.1 SGK tr.124 và trả lời câu hỏi (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2):

+ Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản.

+Nhận xét sự phân bố của các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp của Nhật Bản (điện tử - tin học, sản xuất ô tô, hóa chất…)

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video liên quan đến ngành công nghiệp Nhật Bản (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, video, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-  GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp Nhật Bản.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, và kết luận: Ngành công nghiệp là ngành mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay những sản phẩm công nghiệp của “đất nước mặt trời mọc” phân bố khắp nói trên thế giới như thiết bị điện tử, người máy, tàu biển…

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

II. Một số ngành kinh tế

1. Công nghiệp

Nhật Bản có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

- Tình hình phát triển

+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.

+ Ngành công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng.

+ Ngành công nghiệp ô tô: là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo với những thương hiệu nổi tiếng như Toyota, Honda….

+ Ngành công nghiệp sản xuất rô – bốt: là ngành mũi nhọn của Nhật Bản với thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt giúp thay thế sức lao động của con người.

+ Ngành công nghiệp điện tử - tin học: phát triển với các sản phẩm như tivi, máy quay phim với các thương hiệu lớn như Canon, Casio…

- Phân bố trung tâm công nghiệp

+ Tập trung cao ở ven biển, phần lớn trên đảo Hôn – su.

+ Một số trung tâm công nghiệp lớn như Tô – ky – ô, Na – gôi – a, Cô – be…

 

  

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

       Ngành công nghiệp robot Nhật Bản      Canon - Ông hoàng sản xuất máy ảnh Nhật Bản

       Trung tâm công nghiệp Y – ô – cô – ha – ma         Trung tâm công nghiệp Cô – be

Video: https://www.youtube.com/watch?v=FVtexm-aDD8

Hoạt động 3: Nông nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp Nhật Bản.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Hình 23.4, thông tin mục II.2 SGK tr.126 – 127 và hoàn thành Sơ đồ tư duy:

- Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp ở Nhật Bản.

- Nhận xét đặc điểm phân bố ngành nông nghiệp ở Nhật Bản.

  1. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Điều kiện địa hình của Nhật Bản tuy không thuận lợi trong canh tác nhưng ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế nước này.  

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm)

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:  khai thác Hình 23.4, thông tin mục II.2 SGK tr.126 - 127 và hoàn thành Sơ đồ tư duy (Hình ảnh 23.4 đính kèm phía dưới Hoạt động 3):

+ Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp Nhật Bản.

+ Nhận xét đặc điểm phân bố ngành công nghiệp của Nhật Bản.

- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh liên quan đến ngành nông nghiệp Nhật Bản:

Lúa – cây trồng quan trọng của Nhật Bản

Nền nông nghiệp Nhật Bản ứng dụng máy móc hiện đại

 

Một chợ cá ở Tô – ky - ô

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả hoàn thành Sơ đồ tư duy.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS nhận xét, bổ sung (nếu cỏ).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ngành nông – lâm – ngư dù không là ngành mũi nhọn của Nhật Bản nhưng cũng góp phần làm phát triển kinh tế đất nước với những mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Nông nghiệp

Kết quả Sơ đồ tư duy được đính kèm phía dưới Hoạt động 3.

SƠ ĐỒ TƯ DUY NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

SƠ ĐỒ TƯ DUY PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

Hoạt động 4: Dịch vụ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển và phân bố một số ngành dịch vụ của Nhật Bản
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Ô cửa tri thức, thông tin mục II.3 SGK tr.127 - 128 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3:

- Trình bày tình hình phát triển ngành thương mại của Nhật Bản.

- Trình bày tình hình phát triển ngành giao thông vận tải Nhật Bản.

- Trình bày tình hình phát triển ngành du lịch Nhật Bản.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2, 3 của các nhóm HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS trong lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1 + 2: Khai thác thông tin mục II.3a SGK tr. 127 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu về ngành thương mại:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÌM HIỂU VỀ NGÀNH THƯƠNG MẠI

Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

a) Trình bày tình hình phát triển ngành nội thương Nhật Bản

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Cho biết vai trò của ngành ngoại thương Nhật Bản

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

c) kể tên các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản

……………………………………………………………………………

d) Kể tên các bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản

…………………………………………………………………………..

+ Nhóm 3 + 4: Khai thác hình thông tin mục II.3b SGK tr.128 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về ngành giao thông vận tải:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

TÌM HIỂU VỀ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Dựa vào hình 23.3 và thông tin trong bài, hãy:

a) Cho biết đặc điểm phát triển ngành giao thông vận tải Nhật Bản.

…………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………

b) Trình bày vai trò và tình hình phát triển của các loại hình giao thông vận tải (đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không) ở Nhật Bản.

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

c) Kể tên một số cảng biển và sân bay lớn của Nhật Bản.

…………………………………………………………………………….

+ Nhóm 5 + 6: Khai thác thông tin mục II.3c SGK tr.128 và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về ngành du lịch:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

TÌM HIỂU VỀ NGÀNH DU LỊCH

Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

a) Trình bày điều kiện phát triển ngành du lịch của Nhật Bản

…………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………

b) Cho biết vai trò của ngành du lịch trong nước Nhật Bản

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

c) Chứng minh du lịch quốc tế phát triển nhanh chóng những năm gần đây ở Nhật Bản

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………..

- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh, video liên quan đến ngành dịch vụ Nhật Bản (Đính kèm phía dưới Hoạt động 4).

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Ô cửa tri thức SGK tr.128: Hệ thống tàu cao tốc Sin – can – sen.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện ba nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1, 2, 3.

- GV yêu cầu ba nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.  

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận: Với sự đa dạng của các loại hình dịch vụ đã tạo điều kiện phát triển kinh tế Nhật Bản trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, du lịch… đem lại nguồn thu nhập khổng lồ cho “con rồng Châu Á”.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

3. Dịch vụ

Kết quả Phiếu học tập số 1, 2, 3 đính kèm phía dưới Hoạt động 4)

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH DỊCH VỤ NHẬT BẢN

        Cảng Kobe – cảng “sầm uất” Nhật Bản                        Sân bay Ha – nê – đa

                  Tháp Tô – ky – ô                                                     Cố đô Ky – ô – tô

Video: https://www.youtube.com/watch?v=50lNqEyU9t4

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÌM HIỂU VỀ NGÀNH THƯƠNG MẠI

Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

a) Trình bày tình hình phát triển ngành nội thương Nhật Bản

- Thị trường tiêu dùng nội địa rộng lớn.

- Mạng lưới các cửa hàng truyền thống và cửa hàng tiện lợi phân bố rộng

→ Phục vụ nhu cầu của người dân.

b) Cho biết vai trò của ngành ngoại thương Nhật Bản.

Ngành ngoại thương có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản.

- Nước xuất khẩu lớn thứ 4 trên thế giới.

- Nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 trên thế giới.

c) Kể tên các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản.

- Mặt hàng xuất khẩu: động cơ linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí.

- Mặt hàng nhập khẩu: nhiên liệu (dầu mỏ, khí tự nhiên, than…), thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô…

d) Kể tên các bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản.

- Bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc…

- Bạn hàng nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái lan, Ô – xtrây – li – a….

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

TÌM HIỂU VỀ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Dựa vào hình 23.3 và thông tin trong bài, hãy:

a) Cho biết đặc điểm phát triển ngành giao thông vận tải Nhật Bản.

- Ngành giao thông vận tải ở Nhật Bản phát triển nhan.,

-  Chất lượng tốt.

- Áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.

 b) Trình bày vai trò và tình hình phát triển của các loại hình giao thông vận tải (đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không) ở Nhật Bản.

- Đường sắt:

+  Phương tiện chiếm ưu thế trong vận tải hành khách nội địa của Nhật Bản.

+ Mạng lưới đường sắt phân bố tập trung ở thành phố lớn và các vùng đô thị Nhật Bản.

+ Hệ thống tàu cao tốc Sin – can – sen có tốc độ cao, kết nối các thành phố lớn.

- Đường bộ và đường biển:

+ Đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa Nhật Bản.

+ Nhật Bản có hơn 1,2 triệu km đường bộ, chiếm hơn 90% khối lượng vận tải hàng hóa.

- Đường biển: ý nghĩa quan trọng trong vận tải quốc tế.

- Đường hàng không:

+ Phát triển phục vụ nhu cầu đi lại giữa các vùng trong nước.

+ Đáp ứng nhu cầu thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế.

c) Kể tên một số cảng biển và sân bay lớn của Nhật Bản.

- Cảng biển: Cô – be, Na – gôi – a, Y – ô – cô – ha – ma, Ô – xa – ca….

- Sân bay: Ha – nê – đa, Na – ri – ta, Chu – bu, Can – sai…

Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 23: Kinh tế Nhật Bản

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 chân trời mới, soạn giáo án địa lí 11 chân trời bài Kinh tế Nhật Bản, giáo án địa lí 11 chân trời

Soạn giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay