Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Soạn mới Giáo án địa lí 11 CTST bài Kinh tế Trung Quốc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 26: KINH TẾ TRUNG QUỐC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm chung phát triển kinh tế, phân bố của một số ngành kinh tế và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới; phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế.
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu; tư liệu.
  • Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Sử dụng các công cụ Địa lí học:

+ Đọc được bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; bản đồ phân bố công nghiệp Trung Quốc.

+ Nhận xét, phân tích được các bảng số liệu thống kê (GDP và tốc độ tăng GDP; sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp; trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ); biểu đồ (cơ cấu GDP, sản lượng thủy sản).

+ Vẽ được biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của Trung Quốc từ số liệu đã cho.

  • Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo về một ngành kinh tế của Trung Quốc.
  1. Phẩm chất
  • Đóng góp tích cực trong các hoạt động nhóm, sáng tạo trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Địa lí 11

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về kinh tế của Trung Quốc với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân, nêu được một số thông tin nổi bật về nền kinh tế của Trung Quốc.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nền kinh tế của Trung Quốc.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan video liên quan đến nền kinh tế phát triển của Trung Quốc: https://www.youtube.com/watch?v=QS6oHq2cZRw

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Sau khi xem video, em hãy nêu những hiểu biết và cảm nhận của bản thân về nền kinh tế của Trung Quốc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về nền kinh tế của Trung Quốc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trung Quốc là nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa có tốc độ phát triển nhanh nhất. Ngày nay nền kinh tế của Trung Quốc đang là đầu tàu của nền kinh tế thế giới đóng góp và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sau Mỹ.

             

 Thâm Quyến – từ “công xưởng của thế giới”       Trung Quốc có hệ thống đường sắt

    cho đến “thung lũng Silicon châu Á”                          cao tốc dài nhất thế giới

Phố Đông – Thượng Hải là một trong những khu phát triển kinh tế thí điểm trong

thời kỳ cải cách và mở cửa

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong nhiều thập kỉ qua, nền kinh tế của Trung Quốc có nhiều chuyển biến, đến nay Trung Quốc đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Vậy, nền kinh tế Trung Quốc có đặc điểm gì và nguyền nhân nào làm cho Trung Quốc có những bước phát triển như vậy? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 26: Kinh tế Trung Quốc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của nền kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được đặc điểm chung phát triển kinh tế và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới; phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế.

- Phân tích được số liệu, tư liệu.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Bảng 26.1, 26.2, thông tin trong mục I SGK tr.139 - 140 và trả lời câu hỏi:

- Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc từ năm 1949 đến nay.

- Trình bày đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc quy mô, tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giải thích nguyên nhân.

- Trình bày vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.

Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm chung và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Sau khi thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc được đánh giá là là nền kinh tế “kỳ tích phép màu” khi đã đưa đất nước tỷ dân thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, giao nhiệm vụ:

Khai thác Bảng 26.1, 26.2, mục thông tin I SGK tr.139 – 140 và hoàn thành nhiệm vụ:

+ Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc từ năm 1949 đến nay.

+ Tìm hiểu đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc. Giải thích nguyên nhân.

+ Trình bày vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.

  
 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, bảng, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2  nhóm HS trình bày đặc điểm và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc.

- GV yêu cầu các  1 – 2 nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Sau hơn một thập kỉ, một loạt cải cách kinh tế mang tính chuyển đổi đã mở cửa Trung Quốc với cộng đồng quốc tế và đầu tư nước ngoài. Qúa trình mở cửa của Trung Quốc đã biến đất nước này một trong những quốc gia nghèo trở thành một nền kinh tế thứ hai trên thế giới và tạo tiền đề xuất hiện những gã khổng lồ thương mại điện tử và công nghệ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Đặc điểm chung

- Tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc từ năm 1949 đến nay:

+ Năm 1949, Trung Quốc thực hiện một số chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, quốc hữu hóa tư liệu sản xuất…

+ Cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa với chính sách bốn hiện đại hóa: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học – kĩ thuật và quốc phòng.

- Đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc:

+ Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục, đạt 14688,0 tỉ USD (năm 2020).

+ Nước có quy mô GDP đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

+ Cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng hiện đại.

+ Nền kinh tế nằm trong mức tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm.

+ Năm 2020, Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới.

- Nguyên nhân:

+ Vận hành nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Tăng cường vốn đầu tư.

+ Mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học – kĩ thuật.

+ Chú trọng phát triển các ngành dịch vụ cùng những kế hoạch phù hợp với từng lĩnh vực kinh tế.

- Vị thế kinh tế của Trung Quốc: Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc thế giới về kinh tế và các lĩnh vực như chính trị, khoa học – công nghệ, văn hóa … ngày được khẳng định.

Bảng 26.1. Quy mô và tốc độ tăng GDP của Trung Quốc, giai đoạn 2004 – 2020

Năm

2004

2010

2015

2020

Quy mô

(tỉ USD)

1 649,3

6 087,2

11 062,0

14 688,0

Tốc độ tăng GDP (%)

10,0

10,6

7,0

2,2

(Nguồn: Niên giảm thống kê Trung Quốc, 2021)

Bảng 26.2. Cơ cấu GDP của Trung Quốc, năm 2010 và 2020

(Đơn vị: %)

Năm

Cơ cấu GDP

2010

2020

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

9,6

7,7

Công nghiệp, xây dựng

46,7

37,8

Dịch vụ

43,7

54,5

(Nguồn: Niên giảm thống kê Trung Quốc, 2021)

Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành kinh tế.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được sự phát triển, phân bố của một số ngành kinh tế.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 26.1 – Hình 26. 3, Bảng 26.3 – 26.5, mục Ô cửa tri thức, thông tin mục II SGK tr.140 - 145 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3:

- Cho biết tình hình phát triển của ngành công nghiệp ở Trung Quốc.

- Nhận xét đặc điểm phân bố các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc.

- Cho biết tình hình phát triển của ngành nông nghiệp ở Trung Quốc.

- Nhận xét đặc điểm phân bố nông nghiệp của Trung Quốc.

- Hãy cho biết tình hình phát triển của ngành dịch vụ Trung Quốc.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2, 3 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Nền kinh tế Trung Quốc phát triển trên tất cả các ngành kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đóng góp và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

- GV chia HS cả lớp thành sáu nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Khai thác Hình 26.1, Bảng 26.3, thông tin mục II.1 SGK tr.140 - 142 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Tìm hiều về ngành công nghiệp Trung Quốc (Đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 2):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:….

Dựa vào Hình 26.1, Bảng 26.3, thông tin mục II.1 SGK tr.140 - 142 và hoàn thành thông tin tìm hiểu về ngành công nghiệp Trung Quốc:

TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC

1. Trình bày vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

2. Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp Trung Quốc.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

3. Nhận xét sản lượng một số sản phẩm công nghiệp ở Trung Quốc.

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

4. Nhận xét đặc điểm phân bố một số trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc.

………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………….....

+ Nhóm 3, 4: Khai thác Hình 26.2, Bảng 26.4, thông tin mục II.2 SGK tr.142 - 144 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về ngành nông nghiệp của Trung Quốc (Đính kèm ảnh ở phía dưới Hoạt động 2):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:….

Dựa vào Hình 26.2, Bảng 26.4, thông tin mục II.2 SGK tr. 142 - 144, hãy hoàn thiện thông tin về ngành nông nghiệp Trung Quốc:

TÌM HIỂU VỀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

TRUNG QUỐC

1. Trình bày công cuộc cải cách nông nghiệp ở Trung Quốc.

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

2. Phân tích cơ cấu ngành nông nghiệp của Trung Quốc.

……………………………………………………………………....

……………………………………………………………………….

3. Nhận xét sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc.

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

4. Nhận xét đặc điểm phân bố một số sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc.

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

+ Nhóm 5, 6: Khai thác Bảng 26.5, Hình 26.3, thông tin mục II.3 SGK tr.144 - 145 và hoàn thành Phiếu học tập số 3:  Tìm hiểu về ngành dịch vụ của Trung Quốc (Đính kèm ảnh ở phía dưới Hoạt động 2):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm:…

Dựa vào Bảng 26.5, Hình 26.3, thông tin mục II.3 SGK tr.144 – 145, hãy hoàn thành thông tin về ngành dịch vụ của Trung Quốc:

TÌM HIỂU VỀ NGÀNH DỊCH VỤ CỦA TRUNG QUỐC

1. Trình bày vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế Trung Quốc.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

2. Phân tích cơ cấu ngành dịch vụ của Trung Quốc.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

3. Nhận xét tình hình phát triển ngành dịch vụ của Trung Quốc.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Ô cửa tri thức SGK tr.143: Quy định trồng cây, trồng rừng của Trung Quốc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-  GV mời đại diện 3 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1, 2, 3

- GV yêu cầu 3 nhóm HS còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.  

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, và kết luận: Nền kinh tế của Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có nhiều mối liên hệ lớn về thương mại và tài chính với nhiều nền kinh tế của các nước khác. Ngày nay, Trung Quốc vẫn đang thực hiện xây dựng và áp dụng những chính sách kinh tế mới để nền kinh tế của đất nước tỷ dân này sẽ trở thành bá chủ kinh tế thế giới trong thời gian sắp tới.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

II. Một số ngành kinh tế

Kết quả Phiếu học tập số 1, 2, 3 được đính kèm phía dưới Hoạt động 3.  

  
 

Bảng 26.3. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp ở Trung Quốc,

giai đoạn 2005 - 2020

Năm

Sản phẩm

2005

2010

2020

Than đá (triệu tấn)

2 365

3 428

3 902

Điện (tỉ kWh)

2 500

 4 207

7 779

Năng lượng tái tạo (tỉ kWh)

7,4

75

863

Ô tô (triệu chiếc)

3,9

13,9

20

(Nguồn: Niên giảm thống kê Trung Quốc, 2022)

Bảng 26.4. Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc,

giai đoạn 2005 – 2020

(Đơn vị: triệu tấn)

Năm

Sản phẩm

2005

2010

2020

Lạc

14,3

15,7

18,0

Lúa gạo

182,1

197,2

213,6

Lúa mì

97,4

115,2

134,3

Thịt bò

5,1

5,7

6,0

Thịt lớn

46,6

51,7

42,1

(Nguồn: Niên giảm thống kê Trung Quốc, 2021)

Bảng 26.5. Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc

giai đoạn 2005 - 2020

(Đơn vị:tỉ USD)

Năm

Trị giá

2005

2010

2020

Xuất khẩu

762

1 602,5

2 723,2

Nhập khẩu

660

1 380,1

2 357,2

(Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam, 2006, 2016, 2021)

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Dựa vào Hình 26.1, Bảng 26.3, thông tin mục II.1 SGK tr.140 - 142 và hoàn thành thông tin tìm hiểu về ngành công nghiệp Trung Quốc:

TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC

1. Trình bày vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc.

- Là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu và tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc.

- Ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, GDP công nghiệp (năm 2020) tăng gấp đôi.

- Nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng đứng đầu thế giới như than, điện, ô tô….

2. Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp Trung Quốc

- Cơ cấu ngành công nghiệp Trung Quốc chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa.

- Các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – kĩ thuật chiếm tỉ trọng cao, đóng góp vào sự thành công của quốc gia này trên thị trường công nghệ và lĩnh vực hàng không vũ trụ.

3. Nhận xét sản lượng một số sản phẩm công nghiệp ở Trung Quốc.

- Công nghiệp sản xuất ô tô:

+ Phát triển nhanh, chiếm hơn 32% tổng số ô tô được sản xuất toàn cầu.

+ Ô tô sử dụng năng lượng mới là sản phẩm có mức tăng trưởng bình quân cao, trở thành thế mạnh của Trung Quốc.

             

           Bên trong nhà máy sản xuất ô tô ở          Một trạm sạc cho ô – tô năng lượng mới

              Triệu Khánh, Quảng Đông                                       ở Trùng Khánh         

Video: https://www.youtube.com/watch?v=q8hXCQs4F6E

- Công nghiệp hàng không vũ trụ:

+ Được đầu tư mạnh và có hệ thống.

+ Phát triển phục vụ cho đan sinh như báo thời tiết, nghiên cứu khoa học, thương mại.

+ Từ năm 2003, Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu lên quỹ đạo.

+ Tháng 6 - 2021, Trung Quốc đã phóng thành công tàu Thần Châu 12 để đưa người lên xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung.

+ Thực hiện chuyến thám hiểm Mặt Trăng, sao Hỏa và nhiều thiên thể khác.

- Công nghệ chiếm phần lớn thị phần toàn cầu như điện thoại thông minh, camera giám sát, máy tính cá nhân…

Tàu vũ trụ Thần Châu 12 được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền,

tỉnh Cam Túc

Video: https://www.youtube.com/watch?v=6FWtEsZf7qU (Hàng không vũ trụ Trung Quốc)

Video: https://www.youtube.com/watch?v=cvbJSNdTvq4 (Công nghệ Trung Quốc)

4. Nhận xét đặc điểm phân bố một số trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải với các trung tâm như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu…

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:…..

Dựa vào Hình 26.2, Bảng 26.4, thông tin mục II.2 SGK tr. 142 - 144, hãy hoàn thiện thông tin về ngành nông nghiệp Trung Quốc:

TÌM HIỂU VỀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

TRUNG QUỐC

1. Trình bày công cuộc cải cách nông nghiệp ở Trung Quốc.

- Công cuộc cải cách nông nghiệp được thực hiện với quy mô lớn vào cuối năm 1978.

- Sử dụng những chính sách như giao đất, tự chủ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh khoa học – kĩ thuật và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

è Ngành nông nghiệp Trung Quốc đạt nhiều thành tựu nổi bật

2. Phân tích cơ cấu ngành nông nghiệp của Trung Quốc.

- Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.

- Năm 2020, ngành trồng trọt chiếm khoảng 64,1% tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.

- Ngành chăn nuôi chiếm 35,9% trong cơ cấu nông nghiệp.

3. Nhận xét sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc.

- Ngành trồng trọt: Cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới nhất là lúa mì và lúa gạo.

- Ngành chăn nuôi:

+ Được quan tâm và phát triển.

+ Các vật nuôi chủ yếu là lợn, bò, gia cầm…

+ Năm 2020, Trung Quốc có đàn lợn hơn 406 triệu con, chiếm hơn 1/2 đàn lợn thế giới.

- Ngành thủy sản:

+ Thuận lợi phát triển ngư nghiệp, bao gồm khai thác và nuôi trồng thủy sản.

+ Năm 2020, sản lượng thủy sản Trung Quốc đứng đầu thế giới với 65 triệu tấn, trong đó thủy sản nuôi trồng chiếm hơn 52 triệu tấn.

- Ngành lâm nghiệp:

+ Mức độ che phủ rừng thấp.

+ Trung Quốc nỗ lực gia tăng diện tích rừng và đặt mục tiêu năm 2035, diện tích rừng đtạ 26% diện tích lãnh thổ.

               

Một trang trại nuôi lợn thông minh ở Vũ Hán, Hồ Bắc       Trang trại nuôi trồng thủy sản

Video: https://www.youtube.com/watch?v=74UuH_IdOsM

Trung Quốc đứng đầu thế giới về diện tích rừng nhân tạo

4. Nhận xét đặc điểm phân bố một số sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc.

- Ngành trồng trọt: lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam, lúa mì trồng chủ yếu ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.

- Ngành chăn nuôi: cừu được nuôi trồng chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và phía tây.

Nuôi cừu đã trở thành ngành mũi nhọn của nông nghiệp miền Đông Trung Quốc

Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 26: Kinh tế Trung Quốc

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 chân trời mới, soạn giáo án địa lí 11 chân trời bài Kinh tế Trung Quốc, giáo án địa lí 11 chân trời

Soạn giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay