Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Soạn mới Giáo án địa lí 11 CTST bài Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

BÀI 25: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI TRUNG QUỐC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
  • Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Xác định vị trí của Trung Quốc trên bản đồ.
  • Sử dụng các công cụ Địa lí học: Đọc được bản đồ và rút ra nhận xét về điều kiện tự nhiên; phân bố dân cư, đô thị của Trung Quốc; đọc được biểu đồ và rút ra nhận xét về số dân và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số Trung Quốc qua một số năm.
  • Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, chọn lọc thông tin từ các trang web về nội dung bài học.
  • Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu về một vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
  1. Phẩm chất
  • Tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hóa cá nhân.
  • Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt nhất.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Địa lí 11
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh liên quan đến tự nhiên, dân cư – xã hội Trung Quốc.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối những hiểu biết của HS về Trung Quốc với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật” cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến đất nước Trung Quốc.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc trò chơi “Ô chữ bí mật”.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trò chơi: Ô chữ bí mật – trả lời các câu hỏi có liên quan đến đất nước Trung Quốc.

- GV phổ biến luật trò chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.

+  Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.

- GV lần lượt nêu câu hỏi:

Câu 1 (11 chữ cái): Người lãnh đạo cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là ai?

Câu 2 (16 chữ cái): Hình ảnh dưới đây gợi đến địa danh nổi tiếng nào trên thế giới?

Câu 3 (7 chữ cái): Một trong những tác phẩm kinh điển của tác giả Ngô Thừa Ân thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang đi lấy kinh?

Câu 4 (7 chữ cái): Ai là người sáng lập Nho giáo?

Câu 5 (11 chữ cái): Con sông nào dài nhất Châu Á?

Câu 6 (21 chữ cái): Hình ảnh dưới đây gợi đến địa điểm nổi tiếng nào?

Câu 7 (5 chữ cái): Nhà thơ nào được mệnh danh là “Thi thánh” của nền văn học Trung Hoa?

Câu 8 (12 chữ cái): Ai là người sáng lập nước Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

Câu 9 (7 chữ cái): Hình ảnh dưới đây gợi đến địa điểm nổi tiếng nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và chơi trò chơi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 9 ô chữ hàng ngang và hàng dọc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu 1: Tôn Trung Sơn.

Câu 2: Vạn Lý Trường Thành.

Câu 3: Tây du ký.

Câu 4: Khổng Tử.

Câu 5: Trường Giang.

Câu 6: Quảng trường Thiên An Môn.

Câu 7: Đỗ Phủ.

Câu 8: Mao Trạch Đông.

Câu 9: Tử Cấm Thành.

Ô CHỮ BÍ MẬT

 

T

Ô

N

T

R

U

N

G

S

Ơ

N

 

 

V

N

L

Ý

T

R

Ư

N

G

T

H

À

N

H

 

 

T

Â

Y

D

U

K

Ý

 

 

K

H

N

G

T

 

 

T

R

Ư

N

G

G

I

A

N

G

 

 

Q

U

N

G

T

R

Ư

N

G

 

Đ

P

H

U

 

M

A

O

T

R

C

H

Đ

Ô

N

G

 

 

T

C

M

T

H

À

N

H

 

                                        

 

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Với lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên phân hóa đa dạng, dân số đông cùng lịch sử phát triển lãnh thổ lâu đời, Trung Quốc đang khai thác có hiệu quả những nguồn lực về tự nhiên và xã hội để phát triển kinh tế nhanh chóng. Đặc điểm tự nhiên và xã hội như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế Trung Quốc? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.

               

   Kiến trúc Trung Hoa mang dấu ấn đặc biệt                 Ẩm thực kiểu Trung Hoa

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu lãnh thổ và vị trí địa lí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Phân tích được ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Xác định được vị trí của Trung Quốc và các quốc gia tiếp giáp Trung Quốc trên bản đồ các nước trên thế giới.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 25.1, thông tin trong mục I SGK tr.133 và trả lời câu hỏi:

-  Trình bày những đặc điểm nổi bật về lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc.

- Trình bày ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ, vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm; ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí và chuẩn kiến thức GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 25.1 SGK tr.133 và trả lời câu hỏi: Trình bày những đặc điểm nổi bật về lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc.

 - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tr.133 và trả lời câu hỏi: Trình bày ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ, vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

  
 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm và ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Vị trí địa lý của Trung Quốc là một trong những điều kiện để phát triển nền kinh tế tổng hợp nhưng đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc bảo vệ quản lý hành chính.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Lãnh thổ và vị trí địa lí

- Đặc điểm lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc:

+ Nằm ở Đông Á, lãnh thổ trải dải theo vĩ tuyến từ khoảng 20°B tới 53°B và theo chiều kinh tuyến từ khoảng 73°Đ đến 135°Đ.

+ Diện tích khoảng 9,6 triệu km².

+ Tiếp giáp với 14 quốc gia ở phía bắc, phía tây và phái nam; phía đông Trung Quốc tiếp giáp các biển thuộc Thái Bình Dương.

- Ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội:

+ Phần lớn đường biên giới trên đất liền của Trung Quốc có địa hình núi cao, hiểm trở.  

Khó khăn cho việc giao thương với các nước.

+ Về phía đông, Trung Quốc tiếp giáp với các biển thuộc Thái Bình Dương với đường bờ biển dài và nhiều cảng lớn.

Thuận lợi cho Trung Quốc trong giao thương với các nước trong khu vực, trên thế giới và phát triển các ngành kinh tế biển.

+ Lãnh thổ rộng lớn khiến cho thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng, tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển nhiều ngành kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Trung Quốc.

- Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc.

- Đọc được bản đồ tự nhiên Trung Quốc và rút ra nhận xét về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 25.1, mục Ô cửa tri thức, thông tin mục II SGK tr.134 - 136 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

- Cho biết đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc.

- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Hình 25.1, thông tin mục II SGK tr.133 - 136 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1, 2: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của địa hình và đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

+ Nhóm 3, 4: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của khí hậu và sông, hồ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

+ Nhóm 5, 6: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của sinh vật, khoáng sản và biển đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Trung Quốc.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Dựa vào Hình 25.1, thông tin mục II SGK tr.134 - 136, hoàn thành thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc vào bảng sau:

ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN

 TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN CỦA TRUNG QUỐC 

Thành phần tự nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

1. Địa hình và đất

 

 

2. Khí hậu

 

 

3. Sông hồ

 

 

4. Sinh vật

 

 

5. Khoáng sản

 

 

6. Biển

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh, video liên quan đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Ô cửa tri thức SGK tr.135: Dãy Hi – ma – lay – a.  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi phần trình bày của mình ra giấy nháp trong vòng 8 phút.

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân,  HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc phong phú và đa dạng là điều kiện giúp đất nước tỷ dân phát triển các ngành kinh tế khẳng định vị thế của mình này trên bản đồ kinh tế thế giới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA TRUNG QUỐC

              

                  Dãy núi Côn Luân                                            Bồn địa Ta – rim

Video: https://www.youtube.com/watch?v=biUEDoHPJeE

                   

     Tây Tạng mùa đông phủ tuyết trắng                             Sông Dương Tử

Video: https://www.youtube.com/watch?v=i1jGwG1bld4 ( từ 0: 15 đến 4: 34)

                  

     Mỏ than ở Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây   Mỏ Bayan Obo – mỏ đất hiểm ở Nội Mông Cổ

Video: https://www.youtube.com/watch?v=0vcMAN99gJ8&t=102s (từ 8:01 đến 10:35)

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:….

Dựa vào Hình 25.1, thông tin mục II SGK tr.133 - 136, hoàn thành thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc vào bảng sau:

ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN  TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN CỦA TRUNG QUỐC

Thành phần

tự nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

1. Địa hình và đất

- Địa hình rất đa dạng; trong đồng bằng, bồn địa, cao nguyên, núi cao… chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ.

- Miền Đông có địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Các đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, đồi núi thấp, chủ yếu là đất feralit.

- Miền Tây tập trung nhiều dãy núi cao, sơn nguyên, cao nguyên, bồn địa và hoang mạc, địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Đất đai khô cằn, phổ biến là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

- Miền Đông: địa hình và đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: trồng cây lương thực ở các đồng bằng; cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt ở các vùng đồi núi thấp.

- Miền Tây nhìn chung điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất, chủ yếu là trồng rừng và trên các cao nguyên có thể phát triển đồng có chăn nuôi gia súc.

2. Khí hậu

- Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt và phân hóa theo chiều đông tây  và độ cao.

- Miền Đông có khí hậu gió mùa. Từ nam lên bắc, khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa.

- Miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt. Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao.

Miền Đông có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú hơn miền Tây.  

3. Sông, hồ

- Đa số các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông. Các sông lớn nhất là Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang.

- Các hồ lớn như: Động Đình, Phiên Dương …là những hồ nước ngọt; các hồ nước mặn: Thanh Hải, Thiêm Đường….

- Ở miền Tây, sông có tiềm năng thủy điện. Ở miền Đông, sông cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông đường thủy.

- Các hồ nước ngọt có giá trị về thủy lợi và du lịch, các hồ nước mặn thích hợp cho phát triển du lịch.

4. Sinh vật

- Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở miền Đông: rừng nhiệt đới, rừng lá rộng và rừng lá kim. Miền Tây chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và thảo nguyên; phía nam cao nguyên Tây Tạng có rừng lá kim.

- Coi trọng việc bảo vệ rừng và trồng rừng.   

Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thảo nguyên ở miền Tây được sử dụng để chăn nuôi gia súc.

5. Khoáng sản

Trung Quốc có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng hàng đầu thế giới, có giá trị cao trong công nghiệp như than, khí tự nhiên, quặng sắt…

Cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp và phục vụ xuất khẩu.

6. Biển

Tài nguyên khoáng sản biển: dầu mỏ, khí tự nhiên…; nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao; ven biển có nhiều vũng vịnh; có một số vùng biển, bờ biển, đảo có phong cảnh đẹp.

Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư và xã hội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của dân cư Trung Quốc.

- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/ nhóm), khai thác Hình 25.2 – 25.4, thông tin trong mục III SGK tr.136 - 138 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày những đặc điểm về dân cư và xã hội Trung Quốc.

- Chó biết đặc điểm dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm, ảnh hưởng của dân cư và xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc và chuẩn kiến thức GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát ảnh:

      

     

 - Sau khi quan sát các ảnh, GV đặt câu hỏi cho HS: Sau khi em những bức hình trên, em có nhận xét gì về dân cư, xã hội Trung Quốc.

Gợi ý:

+ Quy mô dân số của Trung Quốc đông, luôn đứng thứ nhất trong các bảng xếp hạng các quốc gia.

+ Dân số đông đem lại nguồn lao động và thị trường tiêu thụ khổng lồ cho đất nước tỷ dân.

+ Trung Quốc quan tâm đến giáo dục và đang thực hiện chính sách cải cách nông thôn để tạo nên một thị trường lao động mới.

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), giao nhiệm vụ cụ thể:

Khai thác Hình 25.3 – 25.4, thông tin mục III SGK tr.136 - 137 và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày những đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội Trung Quốc.

+ Phân tích ảnh hưởng của dân cư và xã hội như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc.

(Đính kèm Hình dưới Hoạt động 3)

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh liên quan đến dân cư, xã hội Trung Quốc (Đính kèm hình ảnh phía dưới Hoạt động 3).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao lại có sự phân bố dân cư chênh lệch giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2  nhóm HS phân tích đặc điểm, tác động của dân cư, xã hội Trung Quốc.

- GV mời đại diện các nhóm HS còn lại nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Có sự phân bố dân cư chênh lệch giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc vì:

+ Miền Đông là vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu gió mùa, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội nền dân cư đông đúc.

+ Miền Tây địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên, các bồn địa lớn, đất đai khô cằn với khí hậu khắc nghiệt  không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nên dân cư thưa thớt.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng và thực hiện nhiều chính sách hợp lí trong việc tăng tỉ lệ sinh đồng thời cải cách nông thôn để tránh tính trạng đô thị hóa. Mỗi chính sách mà Trung Quốc thực hiện đều đang nhằm duy trì và xây dựng đất nước tỷ dân ngày càng lớn mạnh hơn.  

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Dân số:

+ Dân số đông nhất thế giới, hơn 1,43 tỉ người.

Thị trường tiêu thụ lớn, lực lượng lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động hằng năm lớn.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).

Giảm quy mô dân số quốc gia, dân số trong độ tuổi lao động bị thu hẹp.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số khá cao, khoảng 150 người/ km2.

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch giữa miền Đông và miền Tây; tập trung đông đúc ở khu vực phía đông và thưa thớt ở phía tây.

Ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên lao động, gây sức ép đến việc làm, cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường.

+ Trung Quốc có hơn 56 dân tộc cùng chung sống, trong đó người Hán chiếm hơn 90% dân số.

Góp phần tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

- Đô thị hóa nhanh: tốc độ đô thị hóa nhanh, tỉ lệ dân thành thị vào loại cao. Đến năm 2020, quốc gia này có 41 thành phố trên ba triệu dân.

Làm thay đổi diện mạo các làng xã và mở rộng lối sống đô thị. 

2. Xã hội

- Trung Quốc có nền văn minh lâu đời, nền văn hóa phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật… nổi tiếng có giá trị.

Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, Trung Quốc có HDI và GNI/ người ở mức cao.  

Kích thích người lao động hăng say làm việc.

- Người Trung Quốc có một nền tảng giáo dục tốt, chất lượng nguồn lao động cũng dần được cải thiện cùng với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.

Tiềm năng to lớn đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

- Công cuộc xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi bộ mặt làng xã hội, làm phong phú thị trường hàng hóa và các tác động tích cực đến sự phát triển xã hội.

Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 chân trời mới, soạn giáo án địa lí 11 chân trời bài Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc, giáo án địa lí 11 chân trời

Soạn giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay