Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 20: Kinh tế Liên bang Nga

Soạn mới Giáo án địa lí 11 CTST bài Kinh tế Liên bang Nga. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 20: KINH TẾ LIÊN BANG NGA

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế, đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế.
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu vẽ được biểu đồ.
  • Sưu tầm, hệ thống hóa được thông tin, hình ảnh về địa lí Liên bang Nga từ các nguồn khác nhau.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Xác định và lí giải được sự phân bố của các hoạt động kinh tế Liên bang Nga.
  • Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: Giải thích được quá trình phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga, giải thích được hiện tượng kinh tế Liên bang Nga trên cơ sở vận dụng mối liên hệ và tác động của tự nhiên.
  • Sử dụng các công cụ Địa lí học: Tìm kiếm các thông tin văn bản phù hợp với nội dung nghiên cứu về kinh tế Liên bang Nga; đọc được bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Liên bang Nga; bản đồ phân bố công nghiệp Liên bang Nga và rút ra nhận xét, phân tích và nhận xét được bảng số liệu thống kê về kinh tế Liên bang Nga, vẽ được biểu đồ cơ cấu GDP của Liên bang Nga và nhận xét.
  • Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, chọn lọc thông tin từ các trang web trên thế giới và Việt Nam liên quan đến kinh tế Liên bang Nga.
  • Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu về kinh tế Liên bang Nga.
  1. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Địa lí 11.  
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh liên quan đến hoạt động kinh tế Liên bang Nga.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về kinh tế của Liên bang Nga với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi: Nhanh như chớp cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề kinh tế của Liên bang Nga được học từ cấp dưới. 

  1. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về trò chơi: Nhanh như chớp

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nhanh như chớp – trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề kinh tế của Liên bang Nga được học từ lớp cấp dưới. 

- GV phổ biến luật trò chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời câu hỏi từ GV.

+  Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.

- GV lần lượt nêu câu hỏi:

Câu 1: Liên bang Nga là nước đầu tiên:

  1. đưa người lên sao Hỏa.
  2. đưa người đến châu Nam Cực.
  3. đưa người lên vũ trụ.
  4. thử vũ khí hạt nhân.

Câu 2: Lịch sử ngành công nghiệp nào của Liên bang Nga là lâu đời?

  1. Ngành công nghiệp dầu khí.
  2. Ngành công nghiệp hạt nhân.
  3. Ngành công nghiệp quốc phòng.
  4. Ngành công nghiệp – vũ trụ.

Câu 3: Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại đâu?

  1. Mỹ.
  2. Đức.
  3. Liên bang Nga.
  4. Trung Quốc.

Câu 4: Những hình ảnh dưới đây nói đến địa điểm du lịch nổi tiếng nào của Nga?

  1. Quảng trường Đỏ
  2. Cung điện mùa Đông.
  3. Phố cổ Arbat.
  4. Thị trấn Sochi.

Câu 5: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Nga phóng thành công vào không gian mang tên gọi gì? 

  1. Thần Châu.
  2. Spút – ních.
  3. Phương Đông.
  4. Sa – I – uz 37.

Câu 6: Ngành công nghiệp mà Liên bang Nga hợp tác với Việt Nam là:

  1. Ngành công nghiệp năng lượng
  2. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.
  3. Ngành công nghiệp vũ trụ.
  4. Ngành công nghiệp luyện kim.

Câu 7: Công trình năng lượng nào của Việt Nam được Nga hỗ trợ, thiết kế?

  1. Nhà máy thủy điện Sơn la.
  2. Nhà máy thủy điện Lai Châu.
  3. Nhà máy thủy điện Hòa Bình
  4. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.  

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời trả lời những câu hỏi. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

C

D

C

A

B

A

C

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Với nguồn tài nguyên dồi dào, Liên bang Nga có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Nền kinh tế đã đạt được những thành tựu nổi bật được những thành tựu nổi bật, Liên bang Nga đang từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế toàn cầu. Vậy một số thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế của Liên bang Nga là gì? Đặc điểm một số vùng kinh tế của Liên bang Nga ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 20: Kinh tế Liên bang Nga.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các ngành kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được sự phát triển các ngành kinh tế của Liên Bang Nga.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Hình 20.1 – 20.2, thông tin mục I SGK tr.107 – 111 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2.

- Khái quát nền kinh tế Liên bang Nga.

- Trình bày tình hình phát triển các ngành kinh tế Liên bang Nga.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái quát nền kinh tế Liên bang Nga

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Liên bang Nga đã từng là trụ cột đóng góp to lớn vào nền kinh tế của Liên Xô.

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ: 4 – 6 HS/nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: 

Khai thác thông tin mục I SGK tr.107 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Khái quát nền kinh tế Liên bang Nga:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ LIÊN BANG NGA

Giai đoạn

Giai đoạn trước năm 1991

Giai đoạn từ năm 1991 đến nay

Đặc điểm

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nền kinh tế của Liên Xô gắn liền với nền kinh tế của Liên bang Nga trước khi Xô viết bị tan rã vào cuối năm 1991.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Khái quát nền kinh tế Liên bang Nga

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ LIÊN BANG NGA

Giai đoạn

Giai đoạn trước năm 1991

Giai đoạn từ năm 1991 đến nay

Đặc điểm

Liên bang Nga là một thành viên và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành một cường quốc.

- Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, Liên bang Nga trải qua thời kì khó khăn trong phát triển kinh tế.

- Nền kinh tế của quốc gia này phát triển và đạt được thành tựu lớn từ năm 1999 đến nay quy mô GDP tăng, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực.

Nhiệm vụ 2: Các ngành kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS trong lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Hình 20.1, 20.2, thông tin mục I SGK tr. 108 – 111 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Các ngành kinh tế Liên bang Nga (Hình 20.1, 20.2 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Dựa vào hình 20.1, 20.2, thông tin mục I SGK tr. 108 – 111 và hoàn thành thông tin về các ngành kinh tế Liên bang Nga vào bảng sau:

CÁC NGÀNH KINH TẾ LIÊN BANG NGA

Ngành

kinh tế

Điều kiện phát triển

Các ngành hoặc sản phẩm nổi bật

Phân bố

Công nghiệp

 

 

 

Nông nghiệp

 

 

 

Dịch vụ

 

 

 

GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh, video liên quan đến các ngành kinh tế của Liên bang Nga (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu  1 – 2 nhóm HS nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.  

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận: Các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Liên bang Nga. Mỗi ngành đều phát triển đa dạng và giúp Nga khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế thế giới.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

I. Các ngành kinh tế

Kết quả Phiếu học tập số 2 được đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

  

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGÀNH KINH TẾ LIÊN BANG NGA

            Cánh đồng lúa mì sắp thu hoạch ở Nga          Ngũ cốc đến mùa thu hoạch của Nga

Video: https://www.youtube.com/watch?v=uiyAFz3pw80

       Ngành công nghiệp quốc phòng Nga                      Ngành công nghiệp dầu khí Nga

Video: https://www.youtube.com/watch?v=wfGgCEFA_Zo

                    Siêu thị Maganit                                     Cảng Xanh Pê – téc - bua                                

                Sân bay quốc tế Domodedovo                                Thung lũng Gey – sơ

Video: https://www.youtube.com/watch?v=D9DNx4oKtcQ

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Dựa vào hình 20.1, 20.2, thông tin mục I SGK tr. 108 – 111 và hoàn thành thông tin về các ngành kinh tế Liên bang Nga vào bảng sau:

CÁC NGÀNH KINH TẾ LIÊN BANG NGA

Ngành kinh tế

Điều kiện

 phát triển

Các ngành hoặc sản phẩm nổi bật

Phân bố

Công nghiệp

Thuận lợi về vị trí địa lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cơ sở hạ tầng, khoa học – kĩ thuật hiện đại.

Khai thác khoáng sản (dầu khí, kim loại…), chế biến đá quý và kim loại, chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, điện tử - tin  học, công nghiêp quốc phòng, cơ khí…

Đồng bằng Tây Xi – bia, dãy U – ran, Mát – xcơ – va, Xanh Pê – téc – bua…

Nông nghiệp

- Diện tích đất nông nghiệp lớn.

- Khí hậu và đất đai phân hóa đa dạng.

- Chính phủ đầu tư nguồn lực lớn vào việc phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp.

- Tiếp giáp với các đại dương lớn, đường bờ biển dài.

- Trồng trọt lúa mì, lúa mạch, yến mạch, hạt hướng dương, khoai tây…

- Chăn nuôi phát triển với các vật nuôi đa dạng như nuôi bò, lợn, gia cầm, cừu, hươu…

- Khai thác và chế biến lâm sản với các sản phẩm chủ yếu là gỗ tròn, giấy và bột giấy.

- Khai thác thủy sản phát triển với các sản phẩm nổi bật như cá hồi, cá bơn, cá tuyết…

Đồng bằng Đông Âu, Tây Xi – bia…

Dịch vụ

Có mạng lưới siêu thị, cửa hàng rộng khắp, tài nguyên du lịch đa dạng, hệ thống giao thông phát triển….

Một số ngành dịch vụ nổi bật là giao thông vận tải, ngoại thương, tài chính, ngân hàng du lịch…

Phát triển mạnh ở các đô thị lớn như Mát – xcơ – va, Xanh Pê – téc – bua…

   

Hoạt động 2: Các vùng kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế của Liên bang Nga.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo năm nhóm, khai thác Bảng 20.1, thông tin trong mục II SGK tr.112 và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Trình bày đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế ở Liên bang Nga.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 3 và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành năm nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Bảng 20.1, thông tin trong mục II SGK tr.112 và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Các vùng kinh tế Liên bang Nga (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2):

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về vùng Trung ương.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về vùng Trung tâm đất đen.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về vùng Bắc Cáp – ca.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về vùng U – ran.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu về vùng Viễn Đông.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm:……

Dựa vào Bảng 20.1, thông tin mục III SGK.tr 112, hãy hoàn thành thông tin về các vùng kinh tế của Liên bang Nga vào bảng sau:

CÁC VÙNG KINH TẾ LIÊN BANG NGA

Vùng

Phạm vi

Điều kiện phát triển

Các ngành kinh tế

nổi bật

Các

trung tâm

kinh tế

Trung ương

 

 

 

 

Trung tâm đất đen

 

 

 

 

Bắc Cáp - ca

 

 

 

 

 U - ran

 

 

 

 

Viễn Đông

 

 

 

 

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh có liên quan đến một số vùng kinh tế Liên bang Nga:

Thành phố Vla – đi – vô – xtốc

Tula – Quê hương vũ khí Nga

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và hoàn thành Phiếu học tập số 3.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS  trình bày kết quả thảo luận Phiếu học tập số 3.

- GV yêu cầu các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:  Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng kinh tế có nguồn lực kinh tế, ngành kinh tế trọng điểm khác nhau.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

 

II. Các vùng kinh tế

Kết quả Phiếu học tập số 3 được đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

 

Bảng 20.1. Đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế ở Liên bang Nga

Vùng kinh tế

Đặc điểm nổi bật

Trung ương

(diện tích: 482 300 km²)  

Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc Châu Âu. Đây là vùng có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, kinh tế phát triển mạnh với các ngành công nghiệp nổi bật như công nghiệp cơ khí, hóa chất, thực phẩm… Bên cạnh Mát – xcơ – va là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn, vùng còn có các thành phố lớn khác như Xmô – len (Smolensk), Da – rôt – xlap (Yaroslav), Tu – la (Tula)…

Trung tâm đất đen

(diện tích: 167 000 km²) 

Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc Châu Âu, tiếp giáp U – crai – na, vùng Trung ương và vùng Von – ga. Trong vùng có loại đất đen màu mỡ với lượng khoáng và mùn cao. Kinh tế chính của vùng là nông nghiệp với các sản phẩm nổi bật như lúa mì, củ cải đường, hạt hướng dương…Bên cạnh đó, vùng phát triển nông nghiệp khai khoáng (quặng sắt), hóa chất… Các thành phố lớn trong vùng là Bê – gô – rốt (Begorod), Tam – bốt (Tambov)…

Bắc Cáp – ca

(diện tích: 361 600 km²)

Vùng tiếp giáp vùng Von - ga và vùng Trung tâm đất đen ở phía Bắc, giáp Biển Đen và biển Ca – xpi. Vùng có nhiều tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên, than…tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim phát triển. Các thành phố lớn của vùng là Crax – nô – đa (Krasnodar), Rốt – xtốp na Đô – nu (Rostov na Donu)….

U – ran

(diện tích: 832 300 km²) 

Vùng tập trung chủ yếu ở phần miền trung và phía nam dọc tây núi U – ran. Vùng có diện tích rừng tai – ga lớn, giàu có về các loại khoáng sản như bô – xít, man – gan, vàng…. Các ngành công nghiệp nổi bật là khai khoáng, chế biến gỗ, luyện kim, hóa dầu… Các thành phố lớn của vùng là Pơm (Perm), Ô – ren – bua (Orenburg).

Viễn Đông

(diện tích 6 900 000 km²)

Vùng Viễn Đông nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, giữa eo biển Bê – rinh (Bering) ở phía bắc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía nam, tạo điều kiện cho Liên bang Nga hợp tác với các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nền kinh tế của vùng chủ yếu dựa vào một số ngành như đánh bắt và chế biến hải sản, công nghiệp cơ khí… Các thành phố lớn trong vùng là Ma – ga – đan, Kha – ba – rốp (Khabarovsk)…

Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 20: Kinh tế Liên bang Nga

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 chân trời mới, soạn giáo án địa lí 11 chân trời bài Kinh tế Liên bang Nga, giáo án địa lí 11 chân trời

Soạn giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay