Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 27: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc

Soạn mới Giáo án địa lí 11 CTST bài Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 27: THỰC HÀNH – TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TẠI VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG QUỐC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Khai thác, chọn lọc được tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí Trung Quốc.
  • Viết được báo cáo về những thay đổi trong GDP giá trị xuất, nhập khẩu và sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Sử dụng các công cụ Địa lí học: Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ đề nghiên cứu; sử dụng được tranh, ảnh địa lí để hiểu về sự thay đổi của kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc.
  • Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống được các thông tin từ các trang web liên quan đến sự thay đổi của kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, vượt khó, sẵn sàng giúp đỡ các bạn cùng thực hiện nhiệm vụ học tâp và viết báo cáo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số tranh ảnh/video về sự thay đổi của kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc.
  • Các tài liệu có liên quan đến sự thay đổi kinh tế của vùng duyên hải Trung Quốc.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Địa lí 11.
  • Dụng cụ học tập (bút chì, thước kẻ, máy tính…).
  • Đề cương báo cáo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về nền kinh tế Trung Quốc.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân cùng kiến thức được học ở hai bài trước về đất nước và nền kinh tế Trung Quốc để chơi trò chơi “Nhanh như chớp”.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về trò chơi: Nhanh như chớp.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nhanh như chớp – trả lời các câu hỏi liên quan đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc được học từ các cấp dưới và từ hai bài học trước.

- GV phổ biến luật chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời câu hỏi từ GV.

+  Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.

- GV lần lượt nêu câu hỏi:

Câu 1: Thành phố nào của Trung Quốc được mệnh danh là “Paris của phương Đông”?

  1. Bắc Kinh.
  2. Thượng Hải.
  3. Hồng Kông.
  4. Thiên Tân.

Câu 2: Đâu là đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc?

  1. Chu Hải.
  2. Hạ Môn.
  3. Thâm Quyến.
  4. Hải Nam.

Câu 3: Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở:

  1. miền Tây.
  2. vùng duyên hải.
  3. phía nam.
  4. trung tâm đất nước.

Câu 4: Các trung tâm tài chính lớn của Trung Quốc là:

  1. Thượng Hải, Bắc kinh, Vũ Hán, Thành Đô.
  2. Nam Kinh, Phúc Kiến, Chiết Giang, Bắc Kinh.
  3. Hồng Kông, Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến.
  4. Thượng Hải, Thiên Tân, Bắc Kinh, Giang Tô.

Câu 5: Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là:

  1. Hồng Kông và Ma Cao.
  2. Hồng Kông và Thượng Hải.
  3. Hồng Kông và Quảng Châu,
  4. Ma Cao và thượng Hải.

Câu 6: Quy mô GDP của Trung Quốc đứng thứ mấy trên thế giới?                                                                                                 

  1. 2
  2. 1
  3. 3
  4. 5

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.  

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).               

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời trả lời những câu hỏi. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

C

B

C

A

A

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Nền kinh tế của Trung Quốc đang đứng vị trí thứ hai trên bản đồ kinh tế và có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước khác. Trung Quốc thực hiện đã thực hiện các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mình. Mỗi một vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Quốc đều đã và đang được xây dựng phát triển mạnh, là đầu mối quan trọng tạo nên nền kinh tế “vàng” của đất nước tỷ dân này. Vậy sự phát triển của các vùng, tỉnh có những đóng góp to lớn như thế nào đến kinh tế chung của đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 27: Thực hành – Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc.

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
  2. Mục tiêu:

- Khai thác, chọn lọc được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí Trung Quốc.

- Viết được báo cáo về những thay đổi trong GDP; giá trị xuất, nhập khẩu và sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải.

  1. Nội dung: HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/ nhóm), khai thác Bảng 27, Hình 27, thông tin mục III SGK tr.147 và các nguồn tư liệu thu thập khác để viết báo cáo: Báo cáo về sự thay đổi kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc.
  2. Sản phẩm học tập: Báo cáo về GDP, trị giá xuất, nhập khẩu tại vùng duyên hải của Trung Quốc của HS và chuẩn kiến thức GV.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV hướng dẫn HS: Dựa vào Bảng 27, Hình 27, thông tin mục III SGK tr.147 và các nguồn tư liệu thu thập khác để viết báo cáo về GDP, trị giá xuất, nhập khẩu và sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc (Đính kèm phía dưới Hoạt động Thực hành).

- GV yêu cầu các nhóm HS xây dựng đề cương báo cáo theo mẫu gợi ý.

- GV hướng dẫn HS mẫu đề cương báo cáo tham khảo: 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

Nhóm:….

Dựa vào Bảng 27, Hình 27, thông tin mục III SGK tr.147 và các nguồn tư liệu thu thập khác để viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc:

SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TẠI

 VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG QUỐC

1. Giới thiệu chung về vùng duyên hải của Trung Quốc.

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

2. Lựa chọn ba tỉnh thuộc vùng duyên hải Trung Quốc để viết báo cáo về GDP, trị giá xuất, nhập khẩu và sự phát triển kinh tế của các tỉnh đó.

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

3. Nêu tên một số trung tâm kinh tế và một số ngành kinh tế chính của vùng duyên hải.

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và thực hiện bản báo cáo. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày Đề cương báo cáo: Sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét cách thức làm việc, sản phẩm bài báo cáo của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc

(Đề cương báo cáo được đính kèm phía dưới Hoạt động Thực hành).  

 

Bảng 27. Quy mô GDP và trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số tỉnh, thành phố ở vùng duyên hải Trung Quốc, năm 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Tỉnh, thành phố

Quy mô GDP

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Thiên Tân

204,1

44,6

62,2

Thượng Hải

560,9

198,9

306,5

Quảng Đông

1 605,2

630,3

396,8

Giang Tô

1 488,7

397,6

247,4

(Nguồn: Niên giảm thống kê Trung Quốc, 2021)

 

 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

Nhóm:…

Dựa vào Bảng 27, Hình 27, thông tin mục III SGK tr.147 và các nguồn tư liệu thu thập khác để viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc:

SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TẠI VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG QUỐC

1. Giới thiệu chung về vùng duyên hải của Trung Quốc.

- Khái quát về dân cư

+ Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam.

- Khái quát về tự nhiên, xã hội:

+ Các tỉnh, thành phố kề sát bờ biển, có sự tiếp xúc rộng rãi với các nước khác.

+ Chiếm ưu thế về cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư và chính sách ưu đãi của quốc gia.

+ Thượng Hải tiếp xúc với sông Trường Giang chảy ra biển.

→ Giao thông vận tải đường thủy và giao lưu đối ngoại chiếm ưu thế.

+ Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (2021).

è Sự phát triển kinh tế của vùng duyên hải đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

                   

          Giang Tô – “Venice phương Đông”                           Chiết Giang

                   

                         Tỉnh Phúc Kiến                                         Tỉnh Liêu Ninh

Một số tỉnh, thành phố duyên hải Trung Quốc

2. Lựa chọn ba tỉnh thuộc vùng duyên hải Trung Quốc để viết báo cáo về GDP, trị giá xuất, nhập khẩu và sự phát triển kinh tế của các tỉnh đó.

- Quảng Đông

+ Quảng Đông là tỉnh đông dân nhất Trung Quốc, với 113 triệu dân.

+ Tỉnh lị của Quảng Đông là Quảng Châu, đại đô thị này cùng với đặc khu kinh tế Thâm Quyến nằm trong một số các thành phố đông dân và quan trọng nhất tại Trung Quốc.

+ Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng đại dịch Covid – 19 nhưng tỉnh Quảng Đông có giá trị GDP là 1 605,2 tỷ USD đóng góp 10,6% tổng GDP toàn quốc và vượt qua Hàn Quốc và đứng vào top 10 thế giới.

+ Giá trị xuất khẩu đạt 630,3 tỷ USD, nhập khẩu đạt 396,8 tỉ USD.

+ Quảng Đông là một trong những trung tâm chế biến chế tạo hàng dệt may, đồ gỗ, vật liệu xây dựng, cơ điện, điện tử, viễn thông, hàng tiêu dùng lớn nhất Trung Quốc.

+ Tính đến hết năm 2022, tỉnh Quảng Đông có 66.545 doanh nghiệp công nghiệp cỡ lớn với doanh thu xấp xỉ 3 tỉ USD/ năm, chiếm 50% doanh nghiệp cỡ lớn ở khu vực miền trung và miền nam Trung Quốc. Trong số các doanh nghiệp có những doanh nghiệp nổi tiếng như Huawei, Tencent…

                                

Quảng Châu – thủ phủ của tỉnh Quảng Đông           Tòa nhà Huawei tại thành phố

                                                                                  Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông

Video: https://www.youtube.com/watch?v=h8VJLY_7YBk

 - Thượng Hải

+ Ngày này, Thượng Hải là thành phố phát triển và đông dân nhất Trung Quốc.

+ Năm 2021, quy mô GDP của Thượng Hải đạt 680 tỉ USD (đóng góp khoảng 3,9% GDP toàn quốc).

+ Giá trị xuất khẩu đạt 198,9 tỉ USD và nhập khẩu đạt 306,5 tỉ USD.

+ Thượng Hải vừa là trung tâm thương mại, du lịch vừa là các thành phố cảng nổi tiếng của Trung Quốc.

+ Cảng Thượng Hải là cảng bận rộn nhất thế giới với 47,3 triệu TEU, thành phố đã duy trì vai trò cảng trung chuyển container lớn nhất toàn cầu 13 năm liên tiếp.

+ Thượng Hải cũng là trung tâm công nghiệp chính yếu của Trung Quốc, một số trung tâm công nghiệp lớn như Khu phát triển Kinh tế và Công nghệ Hồng Kiều Thượng Hải, Khu phát triển Công nghệ cao Thượng Hải.

                       

        Cảng Dương Sơn ở Thượng Hải                Đường Nam Kinh (Hoàng Phố) – một trong

                                                                          những khu mua sắm nhộn nhịp nhất thế giới

- Giang Tô

+ Giang Tô là một tỉnh lớn ở phía đông Trung Quốc có nền kinh tế phát triển tốt.

+ Năm 2021, quy mô GDP của Giang Tô là 1 488,7 tỉ USD.

+ Năm 2021, giá trị xuất khẩu là 397,6 tỉ USD, còn giá trị nhập khẩu đạt 247,4 tỉ USD.

+ Ở miền đông Giang Tô, khu công nghiệp Tô Châu khổng lồ là một trong những chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ nhất của Trung Quốc.

+ Giang Tô là ngôi nhà của 210.000 doanh nghiệp được phân bố khác nhau tại đây.

+ Hiện nay Giang Tô là vùng trọng yếu cho các ngành điện tử, máy móc, dệt may, hóa chất, vật liệu xây dựng.

            Khu công nghiệp Tô Châu, Giang Tô – ngôi nhà của 5000 doanh nghiệp nước ngoài

3. Nêu tên một số trung tâm kinh tế và một số ngành kinh tế chính của vùng duyên hải.

- Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, với các ngành: sản xuất ô tô, nhiệt điện, hóa dầu, luyện kim đen,…

- Trung tâm công nghiệp Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh), với các ngành: cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, nhiệt điện, dệt may, luyện kim màu…

- Trung tâm công nghiệp Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), với các ngành: hóa chất, luyện kim đen, sản xuất ô tô, dệt may, luyện kim màu,…

- Trung tâm công nghiệp Tế Nam (tỉnh Sơn Đông), với các ngành: luyện kim đen, dệt may, thực phẩm,…

           

            Trung tâm công nghiệp Thẩm Dương                Trung tâm công nghiệp Tế Nam

Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 27: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 chân trời mới, soạn giáo án địa lí 11 chân trời bài Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc, giáo án địa lí 11 chân trời

Soạn giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay