Soạn mới giáo án Khoa học 4 CTST bài 11: Âm thanh trong đời sống

Soạn mới Giáo án khoa học 4 CTST bài Âm thanh trong đời sống. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 11: ÂM THANH TRONG ĐỜI SỐNG

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Trình bày được ích lợi của âm thanh trong cuộc sống.
  • Thu thập, so sánh và trình bày được ở mức độ đơn giản thông tin về một số nhạc cụ thường gặp (một số bộ phận chính, cách làm phát ra âm thanh).
  • Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
  • Thực hiện các quy định giữ trật tự nơi công cộng; biết cách phòng chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Vận dụng các cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 11 SGK; các dụng cụ dùng cho tiết 1 như đàn ghi ta, kèn ha-mô-ni-ca (harmonica) hoặc sáo, một vài nhạc cụ khác như trống, kẻng tam giác,… Một hộp giấy kín, kéo, một tờ giấy, bốn sợi dây cao su với độ dày khác nhau và đủ dài để bao quanh hộp giấy, hai chiếc bút chì.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về những âm thanh nghe được hằng ngày.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Em thường nghe được những âm thanh gì mỗi ngày?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Âm thanh trong đời sống (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò và ứng dụng của âm thanh trong đời sống

a. Mục tiêu: HS nhận thức được một số công dụng của âm thanh trong đời sống.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (SGK, trang 47).

- GV đặt câu hỏi: Cho biết vai trò của âm thanh trong đời sống.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét và rút ra kết luận: Trong đời sống, âm thanh được sử dụng khi nói chuyện, thảo luận, giảng bài, trình diễn văn nghệ, báo hiệu giao thông (tiếng còi xe),…

Hoạt động 2: Cùng thảo luận

a. Mục tiêu: HS trình bày được lợi ích của âm thanh trong cuộc sống.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ sau:

+ Kể tên một số tính huống âm thanh được sử dụng trong đời sống.

+ Lấy một số ví dụ động vật cũng sử dụng âm thanh để giao tiếp.

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Âm thanh đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày như học tập, giao tiếp, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu,… Loài vật cũng sử dụng âm thanh để giao tiếp.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tên và cách phát ra âm thanh của một số nhạc cụ

a. Mục tiêu: HS trình bày được tên và cách phát ra âm thanh của một số nhạc cụ.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7 (SGK, trang 48).

- GV yêu cầu HS cho biết:

+ Tên mỗi loại nhạc cụ.

+ Cách làm để các nhạc cụ này phát ra âm thanh.

+ So sánh cách làm phát ra âm thanh của mỗi nhạc cụ.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đưa ra kết luận: Dựa vào cách làm phát ra âm thanh, người ta phân nhạc cụ thành các nhóm như nhạc cụ dây (đàn ghi-ta), nhạc cụ hơi (sáo, kèn), nhạc cụ gõ (trống, đàn đá, cồng, chiêng),…

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế để tìm tên một số nhạc cụ và thu thập thông tin về các nhạc cụ này theo gợi ý sau:

Tên nhạc cụ

Các bộ phận chính

Cách làm phát ra âm thanh

Trống

Mặt trống

?

?

?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

Hoạt động 4: Cùng sáng tạo “Tự làm đàn”

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học được để tự làm một nhạc cụ đánh dây đơn giản.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 6.

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Thực hiện làm mô hình như nội dung hướng dẫn ở hình 8 (SGK, trang 48).

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm chia sẻ sản phẩm. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có sản phẩm đạt yêu cầu.

- GV đặt câu hỏi mở rộng:

+ Em cần làm gì để đàn phát ra âm thanh?

+ Bộ phận nào của đàn phát ra âm thanh?

+ Âm thanh phát ra khi gảy từng dây cao su có khác nhau không?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung.

 

 

- GV nhận xét, kết luận: Chúng ta có thể tạo ra nhạc cụ bằng một số vật dụng đơn giản.

* CỦNG CỐ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Em đã học được.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn lại bài đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Tìm hiểu về một số nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời:

+ Tiếng mọi người nói chuyện.

+ Tiếng thầy, cô giảng bài.

+ Tiếng chim hót.

+ Tiếng xe máy.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

+ Hình 1: Âm thanh dùng khi nói chuyện và thảo luận với nhau.

+ Hình 2: Âm thanh dùng để giảng bài cho HS.

+ Hình 3: Âm thanh dùng trong ca hát văn

nghệ.

+ Hình 4: Âm thanh dùng trong còi báo hiệu của xe cứu thương.

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Âm thanh dùng trong giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chuyện, trao đổi thông tin, giảng bài,…

+ Gà mẹ dùng tiếng “cục tác” để gọi con,…

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

Hình

Tên nhạc cụ

Cách làm nhạc cụ phát ra âm thanh

So sánh cách làm nhạc cụ phát ra âm thanh

Hình 5

Đàn ghi-ta

Gẩy vào dây đàn ghi-ta

Dùng tay đánh trực tiếp vào dây đàn

Hình 6

Kèn ha-mô-ni-ca

Thổi vào các lỗ trên kèn

Dùng miệng thổi trực tiếp vào kèn

Hình 7

Trống

Lấy dùi gõ vào mặt trống

Dùng tay lấy dùi đánh vào mặt trống

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

Tên nhạc cụ

Các bộ phận chính

Cách phát ra âm thanh

Đàn ghi-ta

Thân đàn, dây đàn

Gẩy dây đàn

Kẻng

Thân kẻng

Gõ vào kẻng

Kèn ha-mô-ni-ca

Thân kèn

Thổi vào các lỗ trên thân kèn

Đàn pi-a-nô

Thân đàn, phím đàn

Bấm vào phím đàn

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, sửa chữa (nếu cần).

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ.

 

 

- HS thực hành theo nhóm.

 

- HS chia sẻ sản phẩm.

 

 

- HS lắng nghe, phát huy.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Muốn đàn phát ra âm thanh, em cần gảy dây đàn.

+ Dây đàn phát ra âm thanh.

+ Có.

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về tác hại của ô nhiễm tiếng ồn và cách phòng chống.

b. Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi: Em đã từng khó chịu vì những tiếng ồn xung quanh chưa? Đó là những tiếng ồn nào?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học: Âm thanh trong đời sống (tiết 2).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của tiếng ồn

a. Mục tiêu: HS trình bày được một số nguồn gây ra tiếng ồn và những tác hại do tiếng ồn gây ra trong đời sống.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 9, 10, 11, 12 (SGK, trang 49).

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cho biết nguyên nhân gây ra tiếng ồn và những tác hại do tiếng ồn gây ra.

- GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng.

- GV đặt câu hỏi: Kể tên và nêu tác hại của những tiếng ồn khác.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế: Em và gia đình thường phải nghe những tiếng ồn nào?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

- GV nhận xét, đưa ra kết luận: Nguồn gây ra tiếng ồn trong đời sống thường là: các phương tiện giao thông trên đường phố, loa công suất lớn, các vật nuôi, hoạt động sửa chữa nhà cửa, công trường xây dựng. Tác hại của những tiếng ồn này là làm mất ngủ, hại tim mạch, nhức đầu,…

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Các tiếng ồn như tiếng máy móc ở các công trường đang thi công làm em khó chịu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

- HS trả lời:

+ Hình 9: Tiếng ồn do các phương tiện giao thông trên đường phố.

+ Hình 10: Tiếng ồn do các loa công suất lớn, ví dụ như loa của dàn karaoke.

+ Hình 11: Tiếng ồn do các vật nuôi.

+ Hình 12: Tiếng ồn do sửa chữa nhà cửa, việc xây dựng các công trình trong khu dân cư.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

- HS trả lời:

+ Tiếng máy móc nặng trong các công xưởng, tiếng sấm sét, tiếng đập cửa mạnh, tiếng nhạc quá to, tiếng cãi nhau,…

Làm giảm thính lực và độ nhạy cảm của thính giác; làm rối loạn nhịp tim; gây đau đầu, chóng mặt;…

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Em và gia đình thường phải nghe những tiếng ồn như tiếng còi xe, tiếng công trường xây dựng, tiếng chó sủa, tiếng loa phát thanh,…

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Đơn vị đo độ to của âm thanh là đề-xi-ben (kí hiệu dB).

+ Tiếng nói chuyện bình thường có độ to bằng khoảng 50 dB.

+ Âm thanh có độ to lớn hơn 70 dB được xem như là tiếng ồn.

+ Có thể gây tác hại đến thính giác, mệt mỏi, nhức đầu, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ và gây ra một số bệnh tim mạch.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

- HS trả lời:

+ Hình 13: Đóng kín cửa.

+ Hình 14: Đeo chụp tai.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

Soạn mới giáo án Khoa học 4 CTST bài 11: Âm thanh trong đời sống

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học 4 CTST mới, soạn giáo án khoa học 4 mới CTST bài Âm thanh trong đời sống, giáo án soạn mới khoa học 4 chân trời

Soạn mới giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay