Soạn mới giáo án Khoa học 4 CTST bài 31: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

Soạn mới Giáo án khoa học 4 CTST bài Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 31: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG CHUỖI THỨC ĂN

 (3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Trình bày được vai trò quan trọng của thực vật đối với việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật
  • Thực hiện được một số việc làm giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên và vận động gia đình cùng thực hiện
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Trình bày được vai trò rất quan trọng của thực vật đối với các loài sinh vật trên Trái Đất
  • Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời câu hỏi có liên có liên quan đến khái niệm cân bằng chuỗi thức ăn
  • Vận dụng được kiến thức đã học để tham gia trò chơi và trả lời các câu hỏi liên quan
  • Vận dụng được các kiến thức đã học về giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên để tuyên truyền cho người khác về lợi ích và tác hại của việc giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 31 SGK.
  1. Đối với học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hai ví dụ về chuỗi thức ăn và cho biết các chuỗi thức ăn này bắt đầu bằng sinh vật nào

- GV mời 1 – 2 HS trả lời

- GV hỏi HS: Điều gì sẽ xảy ra nếu như không còn cỏ?

- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học

Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vai trò của thực vật đối với việc cung cấp thức ăn cho con người

a. Mục tiêu: HS trình bày được vai trò của thực vật đối với việc cung cấp thức ăn cho con người

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 3a – 3g SGK trang 117, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Con người sử dụng các bộ phận nào của thực vật để làm thức ăn?

+ Ngoài việc cung cấp thức ăn, thực vật còn có vai trò gì đối với con người?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời

- GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận:

 Thực vật có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho con người

Hoạt động 2: Vai trò của thực vật đối với việc cung cấp thức ăn cho động vật

a. Mục tiêu: HS trình bày được vai trò của thực vật đối với cung cấp thức ăn cho động vật.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 4a – 4m SGK trang 118 và trả lời các câu hỏi:

+ Các chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào?

+ Nếu không có thực vật, các sinh vật khác trong những chuỗi thức ăn này có tồn tại không? Vì sao?

- GV mời 1 – 2 cặp trả lời các câu hỏi; các cặp khác chú ý lắng nghe để nhận xét.

- GV nhận chung, chốt lại đáp án đúng, hướng dẫn HS rút ra kết luận:

 Thực vật có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho động vật, là sinh vật đầu tiên trong các chuỗi thức ăn

Hoạt động 3: Thảo luận

a. Mục tiêu: HS trình bày được vai trò rất quan trọng của thực vật đối với các loài sinh vật trên Trái Đất.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời: Hãy thử tượng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu không có thực vật trên Trái Đất  

- GV ghi nhận những ý kiến chính xác lên bảng. GV nhấn mạnh HS: Khi không có thực vật trên Trái Đất thì các sinh vật khác sẽ không tồn tại được vì thực vật là mắt xích đầu tiên trong các chuỗi thức ăn

- GV nhận xét chung, hướng dẫn HS rút ra kết luận: Nhờ khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời nên thực vật có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của

HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Ghi nhớ kiến thức trong mục Em đã học được. 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời: Hai chuỗi thức ăn trong hình 1 và 2 đều bắt đầu bằng thực vật (cỏ)

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời

- HS nêu ý kiến cá nhân

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời các câu hỏi:

+ Hình 3a: Dùng hạt lúa làm ra gạo để nấu cơm; Hình 3b: Dùng quả cảm để ép nước uống; Hình 3c: Dùng quả nho để làm món ăn; Hình 3d: Dùng củ cà rốt để nấu súp; Hình 3e: Dùng thân và lá rau muống để làm món ăn; Hình 3g: Dùng hạt sen để nấu chè

+ Ngòai việc cung cấp thức ăn, thực vật còn có vai trò làm trong lành không khí; cung cấp nguyên vật liệu gỗ cho xây dựng, làm đồ dùng (bàn, ghế, tủ giường,…); làm cây cảnh; ngăn chặn sạt lở đất; chắn gió,…

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi:

+ Các chuỗi thức ăn bắt đầu từ thực vật: chuỗi thức ăn 1 (hình 4a: cỏ); chuỗi thức ăn 2 (hình 4a: lúa); chuỗi thức ăn 3 (hình 4i: rong)

+ Nếu không có thực vật, các sinh vật khác trong các chuỗi thức ăn không tồn tại được vì các sinh vật ăn thực vật (như thỏ, gà, động vật phù du) không có thức ăn nên không sống được, dẫn đến các sinh vật khác nằm phía sau của chuỗi thức ăn cũng không thể tồn tại.

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm xung phong trình bày

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận, suy nghĩ trả lời:

Khi không có thực vật trên Trái Đất thì: Các sinh vật ăn thực vật sẽ không tồn tại vì không có thức ăn; Bầu không khí ít trong lành hơn vì thiếu ô-xi từ thực vật thải ra môi trường qua quá trình quang hợp; Con người không có vật liệu gỗ để xây dựng, làm đồ dùng trong nhà,…; Mặt đất dễ bị xói mòn do không còn

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe rút kinh nghiệm

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu

 

 

 

TIẾT 2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về vai trò quan trọng của thực vật đối với con người và động vật trong việc cung cấp thức ăn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu 2 – 3 HS lên bảng viết ví dụ những chuỗi thức ăn gồm ba đến bốn mắt xích bắt đầu bằng thực vật.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Điều gì sẽ xảy ra khi con người gây hại đến thực vật là mắt xích đầu tiên trong các chuỗi thức ăn?

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn (Tiết 2).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mất cân bằng chuỗi thức ăn

a. Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm mất cân bằng thức ăn trong tự nhiên

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS quan sát hình 5 và 6 SGK trang 119 về số lượng các sinh vật trong ruộng lúa trước và sau khi phun thuốc trừ sâu sinh học.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin ở mục Em tìm hiểu thêm SGK trang 119 và hoàn thành phiếu quan sát theo gợi ý mẫu.

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Khi số lượng bọ xít bị giảm sẽ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của ếch như thế nào? Sau một thời gian thiếu bọ xít, ếch có bị giảm số lượng không? Vì sao?

+ Giải thích vì sao số lượng côn trùng giảm đột ngột đã làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong ruộng lúa

- GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận:

 Trong tự nhiên, số lượng sinh vật của mỗi mắt xích trong chuỗi thức ăn luôn ổn định ở mức nhất định tạo nên sự cân bằng chuỗi thức ăn

Hoạt động 2: Thảo luận

a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm cân bằng chuỗi thức ăn

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Khi rừng bị cháy hoặc bị chặt phá, số lượng cây xanh giảm mạnh. Điều này có ảnh hưởng gì đến các loài động vật sống trong rừng? Giải thích

- GV mời 3 – 4 HS bất kì nêu ý kiến

- GV nhận xét, mở rộng thêm các ý liên quan đến sự xói mòn đất khi có mưa lớn, gây lũ quét, sạt lở,… làm ảnh hưởng đến điều kiện sống của các loài sinh vật trong rừng

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về các việc cần làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn

a. Mục tiêu: HS nhận biết được những việc cần làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát các hình 7 – 10 SGK trang 120 và cho biết việc làm nào có thể giữ cân bằng chuỗi thức ăn, việc làm nào có thể làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Vì sao?

- GV yêu cầu HS kể thêm một số việc làm của bản thân hoặc người thân có thể giúp giữ cân bằng chuỗi thức ăn. GV hỗ trợ, gợi ý HS giải thích đúng vấn đề

- GV nhận xét, hướng dẫn HS rút ra kết luận: Các hoạt động của con người ảnh hưởng rất lớn đến sự cân bằng chuỗi thức ăn. Cần bảo vệ cây xanh, động vật hoang dã; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi; không tận diệt, khai thác quá mức các loài sinh vật để giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên

Hoạt động 4: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã học về giữ cân bằng chuỗi thức ăn để xử li các tình huống thực tế

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát Hình 11,12 SGK trang 120, thảo luận và nêu ý kiến để bảo vệ và giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm chia sẻ cách xử lí tình huống trước lớp. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm có cách xử lí tình huống tốt.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của

HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Về nhà tìm hiểu và kể thêm một số hoạt động làm mất cân bằng chuỗi thức ăn hoặc giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong viết ví dụ

 

 

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hai hình 5 và 6.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin mục Em tìm hiểu thêm SGK trang 119 và hoàn thành phiếu quan sát

 

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:

+ Khi số lượng bọ xít bị giảm, nguồn thức ăn của ếch bị hạn chế. Sau một thời gian thiếu bọ xít, ếch sẽ bị giảm số lượng. Vì thiếu thức ăn, ếch không sống và phát triển bình thường được.

+ Số lượng côn trùng giảm đột ngột đã làm thức ăn của ếch bị thiếu nhanh chóng dẫn đến mất cân bằng chuỗi thức ăn trong ruộng lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi trả lời: Khi rừng bị cháy hoặc chặt phá, số lượng cây xanh giảm mạnh. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến các loài động vật sống trong rừng vì cây xanh là nguồn thức ăn của động vật ăn thực vật, khi mất nguồn thức ăn nhanh chóng, đột ngột sẽ làm giảm số lượng các loài động vật đó, gây ảnh hưởng đến các loài động vật khác trong chuỗi thức ăn. Ngoài ra, mất cây xanh sẽ làm cho nhiều loài động vật bị mất nơi ở, nơi ẩn náu. Bầu không khí của rừng bị ô nhiễm vì khói, bụi, thiếu hụt khí ô-xi nhờ quang hợp.

 

 

 

 

 

- HS nhóm đôi quan sát hình, thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Việc làm có thể giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Hình 7, Hình 10

+ Việc làm có thể làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Hình 8, Hình 9

+ Giải thích:

o Hình 7: Trồng thêm cây xanh sẽ giúp phát triển số lượng các loài thực vật là mắt xích đầu tiên trong những chuỗi thức ăn ngoài tự nhiên, đảm bảo nguồn thức ăn cho các loài sinh vật ăn thực vật và gián tiếp giúp ổn định số lượng các loài sinh vật khác trong chuỗi thức ăn.

o Hình 8: Chặt cây, đốt nương làm rẫy dẫn đến giảm số lượng thực vật đột ngột, làm mất nguồn thức ăn của nhiều loài động vật ăn thực vật, làm ảnh hưởng đến số lượng các loài sinh vật này, gián tiếp ảnh hưởng đến các loài sinh vật khác trong chuỗi thức ăn ở rừng. Động vật mất chỗ ở, chỗ ẩn náu khi cây xanh bị mất đi sẽ có thể làm ảnh hưởng đến động vật do chúng dễ bị tấn công bởi các loài động vật ăn động vật khác.

o Hình 9: Phun thuốc trừ sâu sẽ làm giảm đột ngột số lượng các loài côn trùng, dẫn tới thiếu thức ăn đột ngột cho các loài sinh vật ăn côn trùng, từ đó làm suy giảm số lượng các loài động vật khác có liên quan trong chuỗi thức ăn ở ruộng lúa

o Thả cá giông thêm vào sông, ao, hồ tự nhiên sẽ giúp làm tăng nguồn cá đã bị suy giảm do con người đánh bắt hoặc đã chết do ô nhiễm môi trường, hay do các nguyên nhân khác làm suy giảm số lượng (bị các động vật khác ăn thịt, bị bệnh,…)

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhóm đôi quan sát Hình 11, 12, thảo luận nêu ý kiến:

+ Hình 11: Nếu em là bạn nữ trong hình thì em sẽ yêu cầu bạn nam không bắn chim bằng ná. Việc săn bắn các loài sinh vật hoang dã trong tự nhiên sẽ làm mất cân bằng chuỗi thức ăn. Số lượng chim bị suy giảm có thể làm các loài sâu bọ, côn trùng phát triển, gây ảnh hưởng đến cây trồng

+ Hình 12: Việc dùng lưới giã cào để thu các loài thủy sản sẽ làm suy giảm trầm trọng số lượng các loài sinh vật trong các chuỗi thức ăn ở biển, dẫn đến làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

- HS xung phong xử lí tình huống

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS thực hiện các yêu cầu.

Soạn mới giáo án Khoa học 4 CTST bài 31: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với Toán, Văn:

  • Word: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 550k/kì - 650k/cả năm

Với các môn còn lại:

  • Word: 200k/kì - 250k/cả năm
  • Powerpoint: 250k/kì - 300k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:
    • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
    • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
    • Word +Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học 4 CTST mới, soạn giáo án khoa học 4 mới CTST bài Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn, giáo án soạn mới khoa học 4 chân trời

Soạn mới giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay