Soạn mới giáo án Khoa học 4 CTST bài 15: Thực vật cần gì để sống và phát triển?

Soạn mới Giáo án khoa học 4 CTST bài Thực vật cần gì để sống và phát triển?. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 15: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN?

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Nhận biết được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật (ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng và nhiệt độ) thông qua thí nghiệm hoặc quan sát tranh ảnh, video clip.
  • Trình bày được thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần cho sự sống.
  • Vẽ được sơ đồ đơn giản (hoặc điền vào sơ đồ cho trước) về sự trao đổi khí, nước, chất khoáng của thực vật với môi trường.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nêu được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật.
  • Vẽ được sơ đồ đơn giản về sự trao đổi khí, nước, chất khoáng của thực vật với môi trường.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 15 SGK, phiếu học tập, dụng cụ, vật liệu làm thí nghiệm như mô tả ở hình 10 trang 62 SGK.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:
  • Các thẻ bìa, dây buộc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về thức ăn của thực vật, về việc làm thế nào để thực vật có thể sống và phát triển.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK, trang 58).

- GV đặt câu hỏi:

+ Cây đậu có cần thức ăn để sống và phát triển không?

+ Thức ăn của cây đậu là gì?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong mô tả cảm nhận của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Thực vật cần gì để sống và phát triển? (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật

a. Mục tiêu: HS nhận biết được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật (ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng và nhiệt độ) thông qua thí nghiệm hoặc quan sát tranh ảnh, video clip.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát từng cặp các chậu cây ở cùng điều kiện thí nghiệm và các cặp cây ở thí nghiệm 1, 2, 3, 4 với cây đối chứng.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mô tả để hoàn thành phiếu quan sát theo gợi ý trang 60 SGK (phiếu được đính kèm ở cuối bài).

- GV đặt câu hỏi gợi ý:

+ Hãy cho biết các điều kiện chăm sóc cây như nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng, nhiệt độ thích hợp cho cây đối chứng.

+ Hãy cho biết các điều kiện chăm sóc cây như nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng, nhiệt độ thích hợp cho các cây ở thí nghiệm 1, 2, 3, 4.

+ Cây ở thí nghiệm 1, 2, 3, 4 vào ngày thứ 8 có hiện tượng gì? Vì sao cây lại có trạng thái như vậy?

+ Vì sao cây đối chứng ở ngày thứ 8 vẫn sống và phát triển như bình thường.

- GV mời đại diện 2- 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.

- GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong nêu kết luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và kết luận lại: Cây xanh cần nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng và nhiệt độ thích hợp để sống và phát triển. Nếu thiếu một trong các yếu tố quan trọng này thì cây không thể phát triển bình thường, nếu kéo dài thì cây sẽ chết.

Hoạt động 2: Đố em

a. Mục tiêu: HS hiểu và vận dụng được các

kiến thức đã học về các yếu tố cần thiết cho cây sống và phát triển để giải thích tình huống thực tế.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 7 (SGK, trang 60).

- GV đặt câu hỏi: Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài thì những cây lúa ở trong hình có sống và phát triển không? Giải thích.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và đưa ra đáp án: Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài thì những cây lúa ở trong hình 7 sẽ không thể phát triển được vì cây bị thiếu nước. Nếu kéo dài tình trạng này thì cây sẽ chết.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Quan sát, sưu tầm tranh ảnh về cây bị thiếu nước, thiếu ánh sáng, thiếu không khí khiến cây không thể sống và phát triển bình thường được, có thể dẫn đến cây bị chết.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Cây đậu có cần thức ăn để sinh sống và phát triển.

+ Thức ăn của cây đậu là ánh sáng, không khí, nước, chất dinh dưỡng ở trong đất.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời (phiếu trả lời được đính kèm ở cuối bài).

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS nêu kết luận.

 

 

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các yếu tố cần thiết để cây xanh có thể sống và phát triển bình thường, tự tổng hợp chất dinh dưỡng để nuôi cây.

b. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS xem các cây xanh ở trong khuôn viên trường mà HS có thể nhìn thấy khi ngồi trong lớp.

- GV đặt câu hỏi: Để cây xanh sống và phát triển thì cần phải có những yếu tố nào?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu

trả lời đúng.

- GV đặt câu hỏi: Các yếu tố cần thiết là nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng và nhiệt độ thích hợp có phải là thức ăn của cây xanh không? Thức ăn cho cây xanh được lấy từ đâu?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học: Thực vật cần gì để sống và phát triển? (tiết 2).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá sự trao đổi khí, nước và chất khoáng của thực vật với môi trường; khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của thực vật

a. Mục tiêu: HS trình bày được thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần cho sự sống thông qua sơ đồ đơn giản. HS hiểu và vẽ được sơ đồ đơn giản (hoặc điền vào sơ đồ cho trước) về sự trao đổi khí, nước, chất khoáng của thực vật với môi trường.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin trong hình 8 (SGK, trang 61).

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

+ Trong quang hợp, cây xanh lấy vào, thải ra khí gì? Sự trao đổi khí ở hô hấp khác gì với sự trao đổi khí ở quang hợp?

+ Cây xanh lấy nước và chất khoáng nhờ bộ phận nào? Thân và lá đóng vai trò gì trong sự trao đổi nước và chất khoáng ở cây xanh?

+ Cây xanh tự tổng hợp chất dinh dưỡng nhờ những yếu tố nào? Sự tổng hợp chất dinh dưỡng được thực hiện ở bộ phận nào của cây xanh? Quá trình này gọi là gì?

- GV mời đại diện 2- 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng.

- GV rút ra kết luận về khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng của cây xanh thông qua quá trình quang hợp, vai trò của các bộ phận chính (lá, thân, rễ) của cây xanh đối với quá trình quang hợp:

+ Cây có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống và phát triển từ khí các-bô-níc và nước dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp. Quá trình này thải ra khí ô-xi.

+ Trong hô hấp, cây hấp thụ khí ô-xi, thải ra khí các-bô-níc.

+ Nước và chất khoáng được rễ cây hấp thụ và vận chuyển lên phía trên nhờ thân cây. Một phần nước được vận chuyển từ rễ lên sẽ thoát qua lá ra ngoài không khí dưới dạng hơi nước.

Hoạt động 2: Hoàn thành sơ đồ đơn giản mô tả quá trình quang hợp ở cây xanh

a. Mục tiêu: HS trình bày được sơ đồ đơn giản biểu diễn quá trình quang hợp ở cây xanh.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 8 (SGK, trang 61).

 

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã được khám phá ở hoạt động 1 của tiết 2 để điền thông tin phù hợp vào các chỗ có dấu “?” trong hình dưới.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Xé dán để làm mô hình biểu diễn quá trình trao đổi chất ở lá thông qua quá trình quang hợp.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

- HS trả lời: Các yếu tố cần thiết là nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng và nhiệt độ thích hợp.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời: Các yếu tố cần thiết cho cây xanh: nước, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, chất khoáng không phải thức ăn của cây xanh. Thức ăn, chất dinh dưỡng để cây xanh sống và phát triển do cây tự tạo ra thông qua quá trình quang hợp.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Trong quang hợp, cây xanh lấy vào khí các-bô-níc, thải ra khí ô-xi. Sự trao đổi khí ở hô hấp khác với sự trao đổi khí ở quang hợp ở chỗ: cây xanh lấy vào khí ô-xi, thải ra khí các-bô-níc.

+ Rễ: lấy nước và chất khoáng; Thân cây: vận chuyển nước và chất khoáng lên các bộ phận phía trên của cây xanh.

Lá có nước để thực hiện quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng nuôi cây. Một phần nước được thoát ra ngoài dưới dạng hơi nước qua lá.

+ Cây xanh tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp. Sự tổng hợp chất dinh dưỡng được thực hiện ở lá. Quá trình này gọi là quá trình quang hợp.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

Soạn mới giáo án Khoa học 4 CTST bài 15: Thực vật cần gì để sống và phát triển?

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với Toán, Văn:

  • Word: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 550k/kì - 650k/cả năm

Với các môn còn lại:

  • Word: 200k/kì - 250k/cả năm
  • Powerpoint: 250k/kì - 300k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:
    • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
    • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
    • Word +Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học 4 CTST mới, soạn giáo án khoa học 4 mới CTST bài Thực vật cần gì để sống và phát triển?, giáo án soạn mới khoa học 4 chân trời

Soạn mới giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay