Soạn mới giáo án Khoa học 4 CTST bài 25: Ăn uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh

Soạn mới Giáo án khoa học 4 CTST bài Ăn uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 25: ĂN, UỐNG KHOA HỌC ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH

 (3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày
  • Nêu được ở mức độ đơn giản về chế độ ăn uống cân bằng
  • Nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Vận dụng kiến thức về bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh dưỡng của trẻ em vào bữa ăn thực tế hằng ngày
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 25 SGK.
  • Phiếu điều tra.
  1. Đối với học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi những kiến thức các em đã học được ở bài trước về các nhóm chất dinh dưỡng để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS đọc câu hỏi trong SGK trang 94: Hãy kể tên các món ăn mà gia đình em đã ăn trong vài ngày gần đây. Chúng chứa đủ các thành phần dinh dưỡng và năng lượng không?

- GV yêu cầu từng cặp HS kể tên các món ăn mà gia đình ăn trong vài ngày gần nhất và nhận xét về các bữa ăn đó đã đủ các thành phần dinh dưỡng và năng lượng chưa.

- GV mời một số HS trả lời.

- GV nhận xét chung, giải thích cho HS: Ăn uống hợp lí, cân đối giữa các loại thức ăn rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người,…  

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết được vì sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn

a. Mục tiêu: HS trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau và hoa quả.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình, đọc các thông tin về các nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vi-ta-min và chất khoáng trong SGK trang 94, 95 và trả lời các câu hỏi:

+ Thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật, thức ăn nào có nguồn gốc từ thực vật?

+ Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ động vật có ích lợi gì?

+ Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ thực vật có ích lợi gì?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu chất bột đường, vi-ta-min và chất khoáng?

+ Theo em, cần ăn phối hợp các loại thức ăn như thế nào để cơ thể khỏe mạnh?

- GV mời 2 – 3 cặp HS trả lời. Các HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận:

Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không có loại thức ăn nào chứa đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể

Hoạt động 2: Trao đổi, thảo luận

a. Mục tiêu: Kiểm tra hiểu biết của HS về việc phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhóm đôi quan sát các hình 1, 2, 3 SGK trang 95 rồi thảo luận trả lời các yêu cầu trong SGK:

+ Hãy chỉ ra các chất dinh dưỡng, năng lượng có trong mỗi suất ăn dưới đây

+ Em nên chọn suất ăn nào? Vì sao?

+ Điều gì sẽ xảy ra đối với cơ thể nếu chúng ta thường xuyên ăn một hoặc hai loại thức ăn trong một thời gian dài?

- GV mời một số HS lên trả lời và liên hệ với bữa ăn hằng ngày, khuyến khích HS vận dụng các kiến thức đã học để phân tích rõ thành phần và vai trò của từng loại thức ăn

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng

- GV đưa ra kết luận:

Mỗi suất ăn cần phải có đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo từ động vật và thực vật; chất bột đường; vi-ta-min; chất khoáng.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của

HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Về nhà điều tra và ghi chép về bữa ăn trong ba ngày ở nhà hoặc ở trường để chuẩn bị cho tiết học tới

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi trong SGK trang 94

 

 

 

 

- Từng cặp HS thực hiện nhiệm vụ

 

 

 

 

- HS xung phong trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi:

+ Thức ăn có nguồn gốc từ động vật là: Thịt lợn, bò, gà, cá, thịt mỡ, cua.

+ Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật là: Đậu, bơ, lạc, vừng, hoa quả, rau củ,...

+ Những thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ động vật cung cấp dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe.

+ Những thức ăn chứa chất đạm và chất béo từ thực vật dễ tiêu và rất tốt cho tim mạch.

+ Nếu cơ thể thiếu chất bột đường, vi- ta- min và chất khoáng sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, mất đi hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhóm đôi suy nghĩ, trả lời các yêu cầu:

+ Các chất dinh dưỡng và năng lượng có trong mỗi hình là:

 o Hình 1: Vi - ta - min và chất khoáng, chất bột đường, chất béo.

 o Hình 2: Chất bột đường, chất béo, chất đạm.

 o Hình 3: Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vi- ta- min và chất khoáng.

+ Em chọn suất ăn ở hình 3 vì đây là suất ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng nhất

+ Nếu chúng ta thường xuyên ăn một hoặc hai loại thức ăn trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất dẫn đến các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

- HS xung phong trình bày câu trả lời

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

TIẾT 2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về phối hợp các loại thức ăn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS dưới hình thức trò chơi “Đi chợ”:

+ GV mời đại diện 8 HS, chia làm 2 nhóm.

+ GV cho HS thi viết tên các thức ăn, đồ uống hằng ngày

+ Đội nào viết được nhiều tên thức ăn hoặc đồ uống nhất sẽ chiến thắng

+ GV và các HS còn lại sẽ làm trọng tài

- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, khen ngợi và dẫn dắt vào bài học: Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh (Tiết 2).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của nước đối với cơ thể

a. Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò của nước đối với cơ thể và có ý thức uống đủ nước mỗi ngày.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu HS đọc các thông tin về vai trò của nước đối với cơ thể ở trang 96 SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta uống không đủ nước?

- GV mời đại diện nhóm trả lời. Cả lớp nhận xét, góp ý. 

- GV nhận xét, khen ngợi nhóm trả lời

- GV nhận xét và kết luận:

Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể như điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể, giúp bài tiết chất thải, vận chuyển chất dinh dưỡng và ô-xi đến các cơ quan trong cơ thể,… Chúng ta nên uống đủ nước mỗi ngày để bổ sung lượng nước đã mất đi qua các hoạt động của cơ thể.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh

a. Mục tiêu: HS nêu được ở mức độ đơn giản về chế độ ăn uống cân bằng

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS quan sát hình Tháp dinh dưỡng trang 97 SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Những thực phẩm nào nên ăn ít, ăn hạn chế?

+ Những thực phẩm nào cần ăn vừa phải?

+ Những thực phẩm nào cần ăn đủ?

- GV yêu cầu HS dựa vào tháp dinh dưỡng, quan sát Hình 1, 2, 3 trang 95 và trả lời các câu hỏi:

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm, lắng nghe luật chơi và tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhóm đôi đọc thông tin, suy nghĩ trả lời:

Vai trò của nước đối với cơ thể là:

+ Nước làm mát cơ thể, tham gia vào quá trình bài tiết các chất thải của cơ thể qua việc đổ mồ hôi, đi tiểu và đại tiện,...

+ Nước chiếm khoảng 2/3 khối lượng của cơ thể, tham gia vào nhiều quá trình quan trọng như hỗ trợ quá trình tiêu hóa, phòng tránh một số bệnh như táo bón, sỏi thận,...

Nếu chúng ta không uống đủ nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Thậm chí, nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động của thận, tim, và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS (nhóm 4) quan sát Tháp dinh dưỡng, suy nghĩ trả lời các câu hỏi:

+ Những thực phẩm nên ăn ít, ăn hạn chế là: Muối, đường, nước ngọt, kẹo,...

+ Những thực phẩm cần ăn vừa phải là: Bánh mì kẹp (sandwich), dầu, thịt, sữa,...

+ Những thực phẩm cần ăn đủ: Các loại rau củ, hoa quả, cơm, bánh mì, ngô, khoai,...

 

Soạn mới giáo án Khoa học 4 CTST bài 25: Ăn uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với Toán, Văn:

  • Word: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 550k/kì - 650k/cả năm

Với các môn còn lại:

  • Word: 200k/kì - 250k/cả năm
  • Powerpoint: 250k/kì - 300k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:
    • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
    • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
    • Word +Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học 4 CTST mới, soạn giáo án khoa học 4 mới CTST bài Ăn uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh, giáo án soạn mới khoa học 4 chân trời

Soạn mới giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay