Soạn mới giáo án Khoa học 4 CTST bài 6: Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí

Soạn mới Giáo án khoa học 4 CTST bài Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: CHẤT

BÀI 6: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Giải thích được nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí; sự cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành.
  • Thực hiện được việc làm phù hợp để bảo vệ bầu không khí trong lành và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng bảo vệ bầu không khí trong lành.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 6 SGK; giấy A0, A3.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK.
  • VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số nguồn có thể gây ô nhiễm không khí.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1a, 1b, 1c, 1d (SGK, trang 29).

GV đặt câu hỏi: Theo em, chúng ta nên sử dụng loại bếp nào để hạn chế ô nhiễm không khí?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và đặt câu hỏi liên hệ thực tế: Gia đình em đang sử dụng loại bếp nào?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung, giải thích cho HS: bếp củi, bếp than tổ ong là những bếp gây ô nhiễm môi trường không khí vì vậy chúng ta không nên sử dụng những loại bếp này. Bếp than tổ ong thải ra khí rất có hại cho môi trường và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người (bệnh về đường hô hấp),…

- GV dẫn dắt vào bài học: Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

a. Mục tiêu: HS giải thích được một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

- GV yêu cầu HS:

+ Mô tả một số dấu hiện không khí bị ô nhiễm.

+ Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

- GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và đưa ra đáp án:

+ Hình 2: Núi lửa phun trào sinh ra lượng lớn khí metan, clo, lưu huỳnh, bụi,… gây ô nhiễm nghiêm trọng bầu không khí. Đây là trường hợp ô nhiễm không khí do nguyên nhân tự nhiên.

+ Hình 3: Khai thác khoáng sản sinh ra lượng bụi rất lớn.

+ Hình 4: Khói từ các nhà máy sản xuất xi măng, nhiệt điện,… thải ra các khí CO2, CO, SO2,… cùng một số chất độc hại khác với nồng độ rất cao.

+ Hình 5: Phun thuốc trừ sâu.

+ Hình 6: Khí thải từ các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy,…

+ Hình 7: Rác thải là nguồn gây ô nhiễm không khí, nước và đất.

+ Hình 8: Khí thải do đốt rác, đốt rơm, rạ, cháy rừng,… đều là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

+ Hình 9: Khí thải từ bếp than tổ ong rất độc hại, ngoài ra các bếp đun củi, than củi,… cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

- GV yêu cầu HS đọc thêm mục Em tìm hiểu thêm (SGK, trang 32) để hiểu rõ thế nào là ô nhiễm môi trường không khí.

- GV rút ra kết luận: Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí gồm:

* Nguyên nhân tự nhiên: núi lửa phun trào, cháy rừng,…

* Nguyên nhân nhân tạo (do con người): từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp (khí thải từ các nhà máy, phun thuốc trừ sâu); từ các hoạt động sinh hoạt của con người (khí thải từ phương tiện giao thông; từ rác thải và các hoạt động đốt rác, đốt rơm rạ; dùng bếp than tổ ong;…).

Hoạt động 2: Cùng thảo luận

a. Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của HS về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí và khả năng liên hệ thực tế ở địa phương.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS vẽ, viết về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí vào giấy khổ A0.

- GV khuyến khích sự sáng tạo và năng lực vẽ, viết, thuyết trình của HS sao cho tất cả các HS đều phát huy được năng lực của mình.

- GV quan sát và hỗ trợ HS.

- GV mời đại diện từng nhóm lên bảng thuyết trình về sản phẩm của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, khen ngợi những nhóm có ý mới, sáng tạo.

- GV hướng dẫn HS nhắc lại kết luận.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Vẽ lại sơ đồ tư duy về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí vào vở.

- Tìm hiểu những hậu quả của ô nhiễm không khí để chuẩn bị cho tiết 2.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi của GV.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, ghi chép.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

- HS trình bày sản phẩm làm việc nhóm.

 

 

 

- HS lắng nghe, phát huy ưu điểm.

 

- HS lắng nghe GV gợi ý.

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thi đua kể lại các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí đã học ở tiết 1.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học: Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí (tiết 2).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hậu quả của ô nhiễm không khí

a. Mục tiêu: HS nhận biết được hậu quả của ô nhiễm không khí đối với đời sống con người, thực vật và động vật.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin ở các hình 10, 11, 12 (SGK, trang 31).

- GV đặt câu hỏi:

+ Hậu quả của ô nhiễm không khí là gì?

+ Vì sao chúng ta cần bảo vệ môi trường không khí trong lành?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và đọc thông tin trong hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

------------------ Còn tiếp ---------------------

Soạn mới giáo án Khoa học 4 CTST bài 6: Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học 4 CTST mới, soạn giáo án khoa học 4 mới CTST bài Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí, giáo án soạn mới khoa học 4 chân trời

Soạn mới giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay