Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau bài học này, HS:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại những kiến thức đã học của chủ đề Chất. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS thi đua tìm những câu hát, câu thơ hoặc câu đố,... có liên quan đến các nội dung đã được học ở chủ đề Chất. - GV nêu ví dụ: Bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”; “Trái Đất này là của chúng mình”; “Điều đó tùy thuộc vào hành động của bạn”,... - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Ôn tập chủ đề Chất. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sơ đồ hóa a. Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập, khái quát hóa kiến thức về chủ đề Chất. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS tham khảo sơ đồ gợi ý trong SGK trang 33 để vẽ hoặc viết những điều đã học được từ chủ đề Chất. - GV hướng dẫn, gợi mở để HS nhớ lại các kiến thức cốt lõi đã được học qua chủ đề Chất. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành sơ đồ trên giấy khổ lớn. - GV khuyến khích HS sử dụng kĩ năng vẽ, viết bằng sơ đồ tư duy theo các cách sáng tạo khác nhau để HS có sản phẩm vừa khái quát được các kiến thức cốt lõi của chủ đề Chất vừa có tính thẩm mĩ. - GV yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng. - GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, tổng kết và nhắc lại: + Các tính chất và các thể của nước. + Thành phần và tính chất của không khí. + Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí và hậu quả. + Các việc làm giúp bảo vệ môi trường nước, môi trường không khí. Hoạt động 2: Em tập làm nhà khoa học a. Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập kiến thức về các nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường nước, không khí và đề ra được biện pháp khắc phục; Liên hệ được với thực tiễn ở địa phương; Bước đầu phát triển năng lực nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản, phát triển năng lực thuyết trình. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 6, yêu cầu trưởng nhóm phân công từng thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ theo nội dung hướng dẫn ở mục 2 trong SGK trang 33.
|
- HS lắng nghe các yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe GV nêu ví dụ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS làm việc nhóm.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chia sẻ sản phẩm lên bảng.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
|
----------------- Còn tiếp -------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác