PHẦN KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật dưới đây:
Trả lời:
Nói về tài năng, ngay từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng học một biết mười, khi đã ngồi học thì tập trung tư tưởng rất cao, luôn muốn thực nghiệm những điều đã học vào đời sống. Trong khi vui chơi như câu cá, thả diều, bẫy chim, ông luôn kết hợp với việc học. Lúc thả diều, ông rung dây diều để tính toán, ước lượng chiều dài, chiều cao. Khi câu cá, ông tìm hiểu đời sống các sinh vật, ước tính đo lường chiều sâu ao hồ, chiều rộng sông ngòi... và kiểm tra lại bằng thực nghiệm, ông đã nghĩ ra cách đo bóng cây mà suy ra chiều dài của cây.
Tài năng của Lương Thế Vinh được thể hiện trên nhiều mặt, nổi bật nhất đó là tài năng toán học, nhưng muốn hiểu được sâu sắc về con người Lương Thế Vinh, cần phải tìm hiểu hoạt động của ông trên cả lĩnh vực ngoại giao. Năm 1480, quan hệ với triều Minh nổi lên vấn đề vùng biên giới phía Bắc với việc sứ thần của ta bị giam bắt, thổ tù người Quảng Tây đem quân gây rối, chiếm cứ đất đai, triều Minh đòi hỏi yêu sách... Trước thực trạng này, nhà vua và triều thần nhà Lê có bàn bạc và sai người sang tuế cống nhà Minh. Lương Thế Vinh ngoài công việc hàn lâm trong triều, còn được vua giao việc thảo những văn thư ngoại giao với nhà Minh. Việc này, ông đã thay mặt nhà vua soạn 3 bài biểu gửi triều đình Minh đòi chấm dứt các hành động gây rối trên.
PHẦN ĐỌC
Bài đọc: Yết Kiêu - Lê Thi
Câu 1: Những chi tiết nào nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha?
Trả lời:
Lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha được thể hiện qua những chi tiết:
Câu 2: Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là "Người dân thường mà phi thường."?
Trả lời:
Nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “người dân thường mà phi thường” vì Yết Kiêu đi đánh giặc chỉ xin nhà vua một loại binh khí duy nhất là một chiếc dùi sắt để dùi thủng chiến thuyền của giặc do Yết Kiêu có thể lặn hàng giờ dưới nước.
Câu 3: Tìm các từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc.
Trả lời:
Sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc được bộc lộ qua các từ ngữ, hình ảnh:
Câu 4: Màn kịch thứ ba kết thúc như thế nào?
Trả lời:
Màn kịch thứ ba kết thúc trong chiến thắng là ông đã nhảy xuống nước trốn đi khi giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác.
Luyện tập về tính từ
Câu 1: Thay * bằng một trong các từ hơi, rất, quá , lắm.
Trả lời:
Câu 2: Sắp xếp các tính từ trong mỗi nhóm sau theo thứ tự tăng dần mức độ gợi tả màu sắc.
Trả lời:
Sắp xếp:
Câu 3: Thay từ in đậm trong các câu sau bằng một tính từ phù hợp giúp câu văn sinh động hơn.
M: Em bé có đôi mắt đen.
=> Em bé có đôi mắt đen láy.
Trả lời:
1. Giàn mướp đã nở hoavàng.
=> Giàn mướp đã nở hoa vàng hoe.
2. Bụi hoa nhài trong vườn tỏa hươngthơm.
=> Bụi hoa nhài trong vườn tỏa hương thơm ngát.
3. Bé gái có nụ cười tươi.
=> Bé gái có nụ cười tươi tắn.
Câu 4: Đặt 3 - 4 câu miêu tả vẻ đẹp của một loài hoa thường có vào ngày Tết ở địa phương em.
Trả lời:
Vào dịp Tết, nhà em luôn sắm một cây hoa đào thật đẹp. Nụ hoa mọc sum suê trên cành cây như những đốm lửa đỏ đậu trên cành. Hoa đào bung nở rất đẹp, màu hoa đỏ thắm, đài hoa bé xinh nâng đỡ lấy những cánh hoa mảnh mai, mềm mọi. Nhị hoa màu vàng ở giữa bông.
Luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc
Đề bài: Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng.
Câu 1: Trao đổi với bạn:
Văn nghệ chào mừng/ Tri ân thầy cô/ Giao lưu/ Chụp ảnh kỉ niệm/?
3. Em ấn tượng với sự việc nào nhất?
Trả lời:
Học sinh có thể dựa vào những gợi ý sau:
Câu 2: Nhớ lại nội dung sự việc em em thích và lập dàn ý cho bài viết dựa vào gợi ý:
Gợi ý:
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về ngày Nhà giáo Việt Nam:
Gợi ý: Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20 tháng 11 là một dịp lễ lớn thầy cô giáo. Và em vẫn còn nhớ mãi về buổi lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.
Thân bài:
Trước buổi lễ
- Thời gian, địa điểm: Buổi lễ mít tinh thường được tổ chức vào buổi sáng tại khu vực sân trường.
- Em thức dậy thật sớm, ăn mặc gọn gàng và đến trường dự lễ mít tinh kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Khung cảnh ngôi trường:
Sân trường rất sạch sẽ.
Những hàng ghế được xếp ngay ngắn.
Ở phía trên khu vực sân khấu treo một tấm băng rôn màu xanh có dòng chữ: “LỄ KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11”.
- Thầy, cô giáo ăn mặc trang trọng, lịch sự:
Các thầy mặc quần âu, áo sơ mi.
Còn các cô giáo thì mặc áo dài.
Trong buổi lễ
Mở đầu là những tiết mục văn nghệ như “Bụi phấn”, “Người thầy”...
- Sự việc gây cho em nhiều ấn tượng nhất: Trong buổi biểu diễn văn nghệ có rất nhiều tiết mục đặc sắc, trong đó em thích nhất là tiết mục Thầy bói xem voi. Tiết mục minh họa lại truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" do các bạn học sinh lớp 3A biểu diễn. Cả sân trường được một phen cười no bụng.
Lễ chào cờ diễn ra trang nghiêm.
Thầy hiệu trưởng đã gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo.
Đại diện cho học sinh toàn trường phát biểu lời tri ân.
Kết thúc buổi lễ
Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của thầy và trò.
Nhiều học sinh cũ về thăm lại thầy cô - những người có công ơn dạy dỗ họ nên người.
Sau buổi lễ, chúng em đã đến gặp và gửi tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm.
Kết bài: Suy nghĩ và đánh giá của em buổi lễ
Câu hỏi: Ghi chép vào sổ tay những điều em ấn tượng về nhân vật Yết Kiêu.
Trả lời:
Yết Kiêu là một người anh hùng Việt Nam, chống giặc ngoại xâm tốt nhất để lại trong em nhiều ấn tượng. Ông đã lợi dụng thủy triều để đánh giặc. Ông còn lặn dưới biển khoảng hai tiếng để nắm bắt thời cơ đánh giặc. Đó là một kỉ lục mà đến người quốc tế cũng khó ai làm được. Yết Kiêu quả thật là một vị anh hùng huyền thoại của đất nước Việt Nam ta.