PHẦN KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Nói điều em biết về công việc của những người trong ảnh dưới đây:
Trả lời:
Công việc của những người trong ảnh là bác sĩ, ý tá. Họ làm những công việc như chẩn đoán, chữa trị bệnh cho bệnh nhân.
PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
PHẦN ĐỌC
Bài đọc: Bác sĩ của nhân dân – Minh Đức
Câu 1: Đoạn đầu tiên của bài đọc cho biết bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người như thế nào?
Trả lời:
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người bác sĩ tài giỏi, là một tấm gương tiêu biểu cho hình ảnh “lương y như từ mẫu”.
Câu 2: Tìm những chi tiết cho thấy bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hết lòng với công việc.
Trả lời:
Chi tiết cho thấy bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hết lòng với công việc:
Dù ở đâu, bất cứ lúc nào bệnh nhân cần, ông đều có mặt để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Không ít lần, ông đã tự tiếp máu của mình cho người bệnh.
Ân cần thăm hỏi từng bệnh nhân, túc trực bên giường những người bệnh nặng.
Câu 3: Những hình ảnh nào của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch còn mãi trong tâm trí đồng nghiệp?
Trả lời:
Hình ảnh bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mãi trong tâm trí đồng nghiệp là hình ảnh quen thuộc, thân thương của ông trong chiếc áo choàng trắng với ống nghe, ân cần thăm hỏi từng bệnh nhân, túc trực bên giường những người bệnh nặng…
Câu 4: Theo em, vì sao mọi người gọi Phạm Ngọc Thạch là "Bác sĩ của nhân dân"
Trả lời:
Theo em, mọi người gọi Phạm Ngọc Thạch là “Bác sĩ của nhân dân” là vì ông có nhiều cống hiến cho y học, hết lòng vì người bệnh, tận tâm với nghề, là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuốc ở Việt Nam.
Câu 5: Việc lấy tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh cho những y, bác sĩ trẻ nói lên điều gì?
Trả lời:
Việc lấy tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh cho những y, bác sĩ trẻ cho thấy công ơn lớn lao của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đối với nền y học của Việt Nam, ông xứng đáng là tấm gương học hỏi về sự nỗ lực, không ngừng rèn luyện và cống hiến tài năng hết mình cho tất cả các bác sĩ thế hệ sau.
PHẦN NÓI VÀ NGHE
Câu 1: Nghe kể chuyện:
Sự tích hồ Ba Bể - Truyện cổ tích Việt Nam
Trả lời:
Học sinh tự nghe kể chuyện
Câu 2: Ghi chép lại các sự việc chính của câu chuyện
Trả lời:
Các sự việc chính của câu chuyện:
Câu 3: Kể lại câu chuyện dựa vào nội dung đã ghi chép.
Gợi ý:
Ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có tổ chức ngày hội cúng Phật thu hút nhiều người đến xem. Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày xấu xí, gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét khiến ai cũng sợ hãi và xa lánh bà ta.
Duy chỉ có hai mẹ con tốt bụng, tuy nghèo khó nhưng họ đã thương xót, đồng ý cho bà ăn uống và nghỉ ngơi lại nhà. Đêm hôm đó, người mẹ nhìn thấy chỗ bà già kia nằm ngủ phát ra ánh sáng thần kì. Nhìn kĩ, thì không phải là bà lão gầy gòm nữa mà là một con Giao Long to lớn đang cuộn mình nằm ngủ. Sợ hãi, người mẹ không dám làm gì, đành nằm im ngủ tiếp, phó mặc cuộc đời.
Sáng hôm sau, bà lão rời đi. Trước khi đi, bà đưa cho hai mẹ con một túi tro dặn rắc quanh nhà và một mảnh trấu luôn mang theo mình. Bà bảo đó là phần thưởng cho tấm lòng bao dung của hai mẹ con. Còn những kẻ mang danh viếng Phật vô tâm ngoài kia sẽ phải chịu quả báo. Nói rồi hóa thành Giao Long bay đi.
Mấy hôm sau, từ dưới bàn thờ Phật dâng lên cột nước lớn, chẳng mấy chốc gây sạt lở, nhấn chìm hết toàn bộ vùng đất. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là còn nguyên. Thấy mọi người đau khổ trong biển nước, người mẹ thả miếng trấu được cho xuống dòng nước, thì nó đột nhiên biến thành chiếc thuyền lớn. Thế là hai mẹ con liền chèo thuyền đi cứu người.
Bây giờ biển nước ấy vẫn con, được đặt tên là hồ Ba Bể. Còn mỏm đất có ngôi nhà của hai mẹ con được gọi là Gò Bà Góa.
Câu 4: Trao đổi với bạn
Trả lời:
Câu chuyện giải thích về sự hình thành của hồ Ba Bể và gò Bà Góa.
"Sự tích hồ Ba Bể" là một câu chuyện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, ca ngợi những người có lòng nhân ái; luôn mở lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu chuyện khuyên chúng ta phải có lòng tốt trong cuộc sống, giúp đỡ và bao dung với người khác, những người tốt nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng.
PHẦN VIẾT
Quan sát, tìm ý cho bài văn miểu tả cây cối
Câu 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Sầu riêng
(Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 15)
Tác giả dùng những giác quan nào để quan sát cây sầu riêng?
Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì?
Trả lời:
Tác giả dùng những giác quan: khứu giác, vị giác, thị giác.
Câu 2: Quan sát một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở và ghi chép lại những điều mà em quan sát được.
Trả lời:
Cây bàng
PHẦN VẬN DỤNG
Câu 1: Thi tìm từ ngữ tả màu sắc, hình dáng của lá cây.
Trả lời:
Màu xanh, màu vàng, màu đỏ,...
Hình bầu dục, hình trái tim, dẹt, tròn,...
Câu 2: Nói 1 - 2 câu tả một loại lá cây mà em biết
Trả lời:
Lá cây dừa rất dài, có hình như con tàu.