Câu hỏi: Quan sát tranh bên và trao đổi với bạn:
Tranh vẽ cảnh ở đâu?
Bạn nhở đang làm gì?
Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ?
Trả lời:
Tranh vẽ cảnh một người phụ nữ và bé gái cùng nhau lên nương ngô thu hoạch.
Bạn nhỏ đang hái ngô.
Việc làm của bạn nhỏ chăm chỉ, siêng năng nhưng cũng vất vả, cực nhọc. Ở độ tuổi bạn bè trang lứa như em thì thay vì được đi học đến trường, vui chơi, chỉ việc ăn và học thì các bạn phải làm những công việc như người lớn.
Bài đọc: Lên nương - Lục Mạnh Cường
Câu 1: Cảnh cao nguyên trong đoạn đầu được tả bằng những hình ảnh nào?
Trả lời:
Trong đoạn đầu, hình ảnh cảnh cao nguyên được miêu tả bằng:
Một cơn gió thổi từ phía thung lũng lên mát rượi.
Mùi ngô non thơm dịu trong gió.
Cao nguyên đang mùa xanh mát.
Ngô, cỏ voi và những loại cỏ khác đón những cơn mưa mùa hạ vươn lên xanh ngắt.
Câu 2: Mỗi cách nói sau có gì thú vị?
a) Những bó cỏ voi đều "chạy" từ trên nương về trên lưng của bố.
b) Lưng con còn nhỏ lắm. Không đủ sức nuôi hai con bò đâu.
Trả lời:
a) Những bó cỏ voi đều "chạy" từ trên nương về trên lưng của bố: gợi lên sự hài hước, thú vị của tác giả để miêu tả sự nhanh nhẹn, khỏe khoắn của bố khi gánh cỏ voi về.
b) Lưng con còn nhỏ lắm. Không đủ sức nuôi hai con bò đâu: thể hiện tình yêu thương của bố dành cho con. Bố lo con còn nhỏ, lo con chịu khổ vì công việc cắt cỏ nuôi bò nặng nhọc.
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy Liêm rất vui và sẵn sàng với công việc?
Trả lời:
Liêm rất vui và sẵn sàng với công việc được thể hiện qua những chi tiết là:
"Không sao. Con đi hai chuyến. Mỗi chuyến một bó cỏ là đủ rồi".
Vậy là chiều nay, Liêm lên nương thật sớm.
Câu 4: Cách tả mặt trời và nắng đoạn cuối có gì hay?
Trả lời:
Sự hóm hỉnh, hài hước của tác giả đưco thể hiện qua cách tả mặt trời và nắng: “mặt trời mới đi hơn nửa đường một tí” có nghĩa là mặt trời mới đi qua thiên đỉnh, lúc đó ánh nắng chiếu xuống mặt đất sẽ vuông góc với mặt đất phản chiếu bóng của Liêm tròn và dẹp.
Câu 5: Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về cuộc sống của các bạn nhỏ ở vùng cao?
Trả lời:
Qua bài đọc đã giúp em biết thêm nhiều điều đáng để học tập về cuộc sống của các bạn nhỏ vùng cao:
Các bạn nhỏ sống ở vùng cao phải sinh sống ở trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất, về đồ ăn, thức uống
Các bạn không có điều kiện để đến trường để học mà thay vào đó phải làm những công việc phụ giúp gia đình nặng nhọc ngay từ khi còn nhỏ…
Câu 1: Tìm danh từ trong các câu ca dao, tục ngữ, đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm phù hợp:
a)
Tháng Chạp là tháng trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà.
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng Tư làm mạ mưa sa đầy đồng.
Ca dao
b)
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
Tục ngữ
c) Bố đi câu cá về, không một lần nào chúng tôi không có quà.
Mở thùng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng tỏa hương thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuối quẫy tóe nước, mắt thao láo...
Theo Duy Khán
Trả lời:
Chỉ con vật: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái, cá sộp, cá chuối, chuồn chuồn.
Chỉ cây cối: khoai, đậu, cà, mạ, hoa sen.
Chỉ thời gian: tháng
Chỉ hiện tượng: mưa, nắng, râm
Câu 2: Tìm 2 - 3 danh từ cho mỗi nhóm dưới đây:
Trả lời:
Từ chỉ nghề nghiệp: giáo viên, bộ đội, công nhân.
Từ chỉ đồ dùng, đồ chơi: bút, xe mô hình, tẩy.
Từ chỉ các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối.
Từ chỉ các mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Câu 3: Đặt 1 - 2 câu nói về một hiện tượng tự nhiên.
Trả lời:
Trời sau cơn mưa ào ào thì nắng chói chang.
Chuồn chuồn bay vừa báo hiệu trời chuẩn bị mưa.
Viết bài văn kể chuyện
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
Câu 1: Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (tiếng việt 4, tập 1), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Lưu ý:
Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?
Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?
Kể câu chuyện bằng lời của mình.
Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.
Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành dộng,...của nhân vật.
Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.
Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?
Trả lời:
Trong cuộc sống, vẻ đẹp nhân cách con người được thể hiện qua hành động, lời nói nhưng đều xuất phát từ trái tim nhân hậu, đôi khi đó chỉ đơn giản là một nụ cười, một cái nắm tay dành cho người bất hạnh cũng mang đến cho họ niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Dưới đây là một câu chuyện như thế.
Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.
Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.
Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:
- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!
Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.
Câu chuyện ấy đã để lại một ý nghĩa đáng quý rằng sự đồng cảm giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh là điều rất đáng quý.
Câu 2: Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.
Gợi ý:
Lời kể
Trình tự các sự việc
Từ ngữ chỉ thời gian hoặc địa điểm
Lời nói, suy nghĩ, hành động,... của nhân vật
Chính tả
?
Gợi ý:
Học sinh tự kiểm tra bài viết
Câu hỏi: Đóng vai, nói đáp lời khen của bố mẹ và chị Dua với Liêm
Trả lời:
- Hướng dẫn gợi ý: Vai của bạn là một người con ngoan, vì vậy bạn sẽ nói đáp lại lời khen của bố mẹ và chị Dua với tất cả sự chân thành của mình: