Soạn siêu ngắn Tiếng Việt 4 chân trời bài 4: Trống đồng Đông Sơn

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn tiếng Việt 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 4: Trống đồng Đông Sơn. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 4: TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Quan sát ảnh minh họa bài đọc và cho biết:

- Ảnh chụp đồ vật gì?

- Đồ vật ấy được trang trí như thế nào?

Hình 1

Trả lời: 

- Ảnh chụp mặt Trống đồng Đông Sơn.

- Bố cục mặt trống là những vòng tròn đồng tâm, bao trọn mặt trời hình ngôi sao nhiều cánh, các họa tiết trang trí trên trống đồng là sự kết hợp phong phú đa dạng. Trong đó, nổi trội lên là những hình sinh hoạt của con người, hầu hết là những hoạt động tập thể. Đó là những họa tiết hình người khoác áo lông chim, đội mũ cắm lông chim, là những chiến binh cầm mộc, cầm rìu hay đang chèo thuyền trong lễ hội. 

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

Bài đọc: Trống đồng Đông Sơn - Nguyễn Văn Huyên

Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy trống đồng Đông Sơn đa dạng?

Trả lời: 

Trống đồng Đông Sơn đa dạng được mô tả qua những chi tiết:

  • Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
  • Trống đồng Đông Sơn không chỉ đa dạng về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.

Câu 2: Giới thiệu cách sắp xếp hoa văn trên mặt trống đồng Đông Sơn

Trả lời: 

Cách sắp xếp hoa văn trên mặt trống Đông Sơn:

  • Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh.
  • Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,..
  • Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,... Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc.
  • Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,... Đó đây, hình tượng ghép đôi muông thú,...

Câu 3: Những hình ảnh về con người và thiên nhiên trên trống đồng thể hiện ước mong gì?

Trả lời: 

Những hình ảnh về con người và thiên nhiên trên trống đồng thể hiện ước mong cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.

Câu 4: Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam?

Trả lời: 

Trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta vì đó là dấu tích mang giá trị văn hóa và ghi lại nền văn hóa lâu đời của dân tộc ta.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Sử dụng từ điển

Câu 1: Đọc hướng dẫn sử dụng từ điển.

  1. Chọn loại từ điển phù hợp với mục đích sử dụng.
  2. Đọc phần giới thiệu hoặc hướng dẫn sử dụng để hiểu cách sắp xếp các mục từ và một số thông tin khác.
  3. Tìm hiểu các chữ viết tắt trong từ điển. 

BẢN CHỮ VIẾT TẮT: 

ng. 

ph. 

t.

x.

nghĩa

phương ngữ

tính từ

xem

  1. Tra nghĩa của từ cần tìm:

- Bước 1: Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ.

- Bước 2: Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm đến từ cần tra.

- Bước 3: Đọc kĩ phần giải thích nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp. Với từ có nhiều nghĩa, nghĩa phổ biến nhất được ghi đầu tiên.

Ví dụ: Để tra từ "măng non" cần tìm đúng trang có chữ "m". tiếp theo, dò từ trên xuống theo thứ tự m-ă-ng và tìm đến từ "măng non".

măng non d. Măng mới nhú; thường dùng để ví lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Thế hệ măng nôn. Tủ sách măng non

Gợi ý: 

Học sinh tự đọc.

Câu 2: Dựa vào mục 4 của bài tập 1, nêu cách tra nghĩa của từ "tự hào".

Trả lời: 

Bước 1: Tìm trang có chữ "t".

Bước 2: Dò từ trên xuống theo thứ tự t-ự

Bước 3: Tìm đến từ "tự hào". Đọc kĩ phần giải thích nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp.

Câu 3: Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của các từ:

thuần hậu, hiền hòa, ấm no, yên vui

Trả lời: 

Thuần hậu: Nói tính nết thật thà và hiền hậu

Hiền hòa: hiền lành và ôn hòa

Ấm no: Đầy đủ về vật chất, như đủ ăn, đủ mặc

Yên vui: yên ổn và vui vẻ

Câu 4: Đặt câu với 1 - 2 từ mà em đã tìm hiểu nghĩa ở bài tập 3.

Trả lời: 

Cô giáo em là một người thuần hậu, yêu thương học sinh.

Cuộc sống làng quê thật yên bình, ấm no.

PHẦN VIẾT

Viết giấy mời

Câu 1: Đọc và xác định các phần của giấy mời dưới đây:

Hình 2

Trả lời: 

  • Quốc hiệu

  • Tiêu ngữ
  • Địa điểm, thời gian viết giấy mời
  • Giấy mời
  • Người mời
  • Người được mời
  • Tên sự kiện
  • Địa điểm diễn ra sự kiện
  • Thời gian diễn ra sự kiện
  • Mong muốn
  • Kí tên

Câu 2: Chọn một trong hai trường hợp dưới đây để viết giấy mời:

  1. Mời bạn đến dự sinh nhật.
  2. Mời bố mẹ hoặc các bạn lớp khác đến dự một hoạt động do lớp em tổ chức.

Ngày hội sách, Liên hoan văn nghệ/?

Trả lời: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 1 tháng 1 năm 2023

GIẤY MỜI

Tập thể lớp Bốn A, Trường Tiểu học Chu Văn An trân trọng kính mời:

Ông: Vũ Tùng Lâm - Hội trưởng Hội phụ huynh lớp 4A

Đến dự: Lễ Tuyên dương học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập của lớp năm học 2022 - 2023.

Thời gian: 15 giờ 00, ngày 2 tháng 1 năm 2023.

Địa điểm: Phòng học lớp Bốn A, Trường Tiểu học Chu Văn An.

Chúng cháu rất mong được đón tiếp bác một cách chu đáo.

Thay mặt tập thể lớp Bốn A.

Lớp trưởng,

Lan Anh

Trần Lan Anh.

Câu 3: Trang trí giấy mời của em.

Gợi ý: 

Học sinh tự trang trí bài viết của mình.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Ghi vào sổ tay 2 - 3 thông tin và đặc điểm nổi bật của trống đồng Đông Sơn.

Gợi ý: 

      Trên mặt trống đồng Đông Sơn là hình ảnh sống động, có thiên nhiên, động vật, con người… từ xa xưa. Những hoa văn trên bề mặt trống đồng Đông Sơn thể hiện rõ nét đời sống thường ngày của người Việt cổ. Nhìn vào mỗi chiếc trống đồng, chúng ta có thể thấy nổi bật hình ảnh ngôi sao nhiều cánh, chim chóc, nhà sàn, con người và nhiều hoạt động sinh hoạt đa dạng.

 
Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Tiếng việt 4 chân trời , giải sách tiếng việt 4 CTST siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 1

CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 2

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU


Copyright @2024 - Designed by baivan.net