Soạn siêu ngắn Tiếng Việt 4 chân trời bài 6: Thành phố nối hai châu lục

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn tiếng Việt 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 6: Thành phố nối hai châu lục. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 6: THÀNH PHỐ NỐI HAI CHÂU LỤC

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Nói 1 - 2 câu về điểm nổi bật của một đất nước mà em biết dựa vào gợi ý:

Gợi ý: 

Cảnh đẹp              Món ăn               ?

Trả lời: 

Tử Cấm Thành là những cung điện nguy nga, tráng lệ, nổi tiếng của Trung Quốc. Nơi đây được đánh giá là 1 trong 5 cung điện hoành tráng nhất thế giới và là công trình kiến trúc cổ xưa lớn nhất thế giới.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Thành phố nối hai châu lục – Mai Hà Linh

Câu 1: Vị trí của thành phố I-xtan-bun có gì đặc biệt?

Trả lời: 

Vị trí của thành phố I-xtan-bun đặc biệt trải dài từ Á sang Âu, nổi tiếng về sự giao thoa kiến trúc Á - Âu, sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Câu 2: Du khách được chiêm ngưỡng những gì khi đến I-xtan-bun?

Trả lời: 

Khi đến I-xtan-bun, du khách được chiêm ngưỡng thánh đường xanh lừng lững trầm mặc, cung điện tráng lệ cổ kính, bảo tàng lịch sử lộng lẫy.

Câu 3: Điều gì làm nên vẻ náo nhiệt của thành phố này?

Trả lời: 

Những trung tâm mua sắm tấp nập, hiện đại; nhóm nghệ sĩ đường phố chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau đã làm nên sự náo nhiệt của thành phố này. 

Câu 4: Theo em, vì sao tác giả cho rằng I-xtan-bun mang một nét rất riêng?

Trả lời: 

Ở I-xtan-bun mang một nét rất riêng là du khách vừa thấy vẻ náo nhiệt của châu Á vừa thấy vẻ trầm mặc của châu Âu. I-xtan-bun mang nét tấp nập mà không hối hả.

PHẦN NÓI VÀ NGHE

Nghe – kể câu chuyện về một chuyến thám hiểm

Câu 1: Nghe kể chuyện: Người tìm đường lên các vì sao – Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn

Trả lời: 

Người tìm đường lên các vì sao

   Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?"

   Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.

   Có người bạn hỏi:

- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?

   Xi-ôn-cốp-xki cười:

- Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi.

   Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm ông đã tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.

    Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục."

Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn

Câu 2: Ghi chép lại ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki và những việc làm của ông để chinh phục ước mơ.

Trả lời: 

- Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki: được bay lên bầu trời.

- Việc làm của ông: 

  • Lúc nhỏ: dại dột nhảy qua cửa sổ.
  • Đọc không biết bao nhiêu là sách.
  • Hì hục làm thí nghiệm, có khi đến cả trăm lần.
  • Tiết kiệm để mua sách.
  • Chế tạo ra khí cầu bằng kim loại.
  • Đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian.
  • Thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.

Câu 3: Kể lại câu chuyện dựa vào nội dung đã ghi chép.

Trả lời: 

Học sinh tự kể lại câu chuyện

Câu 4: Trao đổi với bạn:

  1. Xi-ôn-cốp-xki đã chế tạo ra những gì?
  2. Theo em, thành công mà ông có được là nhờ đâu?
  3. Đặt một tên khác cho câu chuyện.

Trả lời: 

  1. Xi-ôn-cốp-xki đã chế tạo ra khí cầu bằng kim loại, thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.
  2. Thành công mà ông có được là nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ và sự kiên trì theo đuổi ước mơ.
  3. Tên truyện: Người chinh phục các vì sao; Từ ước mơ biết bay như chim.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu 1: Giải ô chữ

Trả lời: 

  1. Thỏ sư tử
  2. Chuột túi
  3. Cú tuyết
  4. Vẹt
  5. Vít Vịt

Hàng dọc: Thú vị

Câu 2: Nói 1 - 2 câu về một con vật có trong ô chữ vừa hoàn thành,

Trả lời: 

Vẹt có một bộ lông sặc sỡ. Chúng có thể nhái giọng của con vật khác, thậm chí là con người

 
Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Tiếng việt 4 chân trời , giải sách tiếng việt 4 CTST siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 1

CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 2

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU


Copyright @2024 - Designed by baivan.net