PHẦN KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Chia sẻ với bạn về một khu vườn mà em biết.
Trả lời:
Ở bên cạnh nhà em có khu vườn nhà bác Lan - hàng xóm của em. Khu vườn của bác có rất nhiều loài cây ăn trái khác nhau như cây nhãn, cây bưởi, cây hồng xiêm. Ở dưới bác trồng rau sạch cho gia đình, quanh hàng rào là giàn hoa hồng leo vô cùng đẹp.
PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
PHẦN ĐỌC
Bài đọc: Cây trái trong vườn Bác - Võ Văn Trực
Câu 1: Mỗi loại cây, quả trong vườn Bác được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Trả lời:
Khế: Vị khế ngọt Ba Đình
Hồng xiêm: Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát min
Bưởi đỏ: Mê Linh
Bưởi: Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong mùi bưởi Biên Hòa.
Quýt: Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn.
Thanh trà: quả thanh trà tròn xinh xứ Huế.
Câu 2: Cách tả màu sắc quả hồng Yên Thôn có gì đặc biệt?
Trả lời:
Tác giả đã miêu tả màu sắc quả hồng Yên Thôn bằng phép so sánh "hàng trăm quả trĩu trịt trên cành màu hồng chói như hàng trăm chiếc đèn lồng giữa sương giá", và sử dụng một loạt tính từ để miêu tả chi tiết, cụ thể về vể đẹp của hồng Yên Thôn.
Câu 3: Vì sao nói mảnh vườn quanh nhà sàn của Bác là "cái gốc của mọi niềm vui, của màu xanh và vị ngọt bùi nở ra vô tận"?
Tìm đáp án đúng:
Vì mảnh vườn quanh nhà sàn của Bác trồng đủ loại quả.
Vì cây trong vườn là của nhân dân các vùng, các miền gửi về biếu Bác.
Vì loại quả nào trồng ở vườn quanh nhà sàn của Bác cũng ngon.
Vì cây trong vườn được chăm sóc bằng tình cảm yêu thương.
Trả lời:
Vì cây trong vườn là của nhân dân các vùng, các miền gửi về biếu Bác.
Câu 4: Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về tình cảm của nhân dân cả nước với Bác Hồ?
Gợi ý:
Bài đọc giúp em hiểu rõ hơn tình cảm của người dân khắp mọi miền đất nước đối với Bác, đó là tình yêu thương, sự kính trọng, biết ơn vô bờ bến đối với những đóng góp to lớn và sự hy sinh thầm lặng của Bác cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu
Câu 1: Chọn mỗi lời giải nghĩa ở cột B với một từ phù hợp ở cột A.
Trả lời:
Nhân hậu: hiền và giàu lòng thương người
Tình nghĩa: ăn ở có tình có nghĩa
Hiền hòa: hiền lành và ôn hòa
Nhân nghĩa: thương người, tôn trọng lẽ phải
Câu 2: Xếp các từ sau vào hai nhóm:
Chỉ hành động, thái độ tốt
Chỉ hành động, thái độ không tốt
Trả lời:
Chỉ hành động, thái độ tốt: cưu mang, chia sẻ, đùm bọc, thương cảm, giúp đỡ
Chỉ hành động, thái độ không tốt: chèn ép, bắt nạt, chia rẽ, thờ ơ, ganh tị
Câu 3: Chọn từ ngữ phù hợp trong khung thay cho mỗi *
ấm áp, hạnh phúc, chia sẻ, giúp đỡ, lòng nhân hậu |
Những lúc khó khăn, chúng ta cảm thấy rất * khi được bạn bè cảm thông, *. Chúng ta cũng rất * khi được quan tâm và * mọi người xung quanh. Đó là biểu hiện của * - một trong những truyền thống đẹp làm nên tính cách, phẩm chất của người Việt Nam.
Trả lời:
Những lúc khó khăn, chúng ta cảm thấy rất ấm áp khi được bạn bè cảm thông, chia sẻ. Chúng ta cũng rất hạnh phúc khi được quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh. Đó là biểu hiện của lòng nhân hậu - một trong những truyền thống đẹp làm nên tính cách, phẩm chất của người Việt Nam.
Câu 4: Viết 2 - 3 câu bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về những hoạt động của Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu.
Gợi ý:
Những hoạt động của Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu mang nhiều ý nghĩa và lan tỏa tình thương đến mọi người. Các dự án "Ươm mầm tương lai", "Chắp cánh ước mơ",... đã giúp cho các bạn nhỏ vùng hải đảo xa xôi, có hoàn cảnh khó khăn đã được tiếp thêm sức mạnh, động lực để đến trường. Từ đó, em cũng nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia và bảo về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
PHẦN VIẾT
Trả bài văn thuật lại một sự việc
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,... đã làm.
Câu 1: Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.
Ưu điểm: - Chọn được việc làm tốt - Viết bài văn đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài - Thuật lại diễm biến sự việc theo trình tự phù hợp - Thể hiện cảm xúc của người thuật -? | Hạn chế: - Diễn đạt - Chính tả - ? |
Gợi ý:
Học sinh nghe thầy cô đánh giá, nhận xét về bài làm của mình.
Câu 2: Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em.
Gợi ý:
Học sinh tự đọc và tự chỉnh sửa
Câu 3: Trao đổi với bạn:
Những điều em học được ở bài viết của bạn.
Mở bài:
- Cách giới thiệu sự việc hấp dẫn ?
Thân bài:
- Trình tự thuật
- Cách chọn lọc chi tiết
- Cách sử dụng từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm hoặc tình huống
- ?
Kết bài:
- Cách bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
- ?
Những nội dung em có thể điều chỉnh để bài viết của mình hay hơn:
- Bổ sung ý
- Thuật chi tiết hoạt động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật
-?
Gợi ý:
Học sinh tự trao đổi
Câu 4: Viết lại một đoạn trong bài viết của em cho hay hơn.
Gợi ý:
Học sinh tự viết lại theo ý của mình
PHẦN VẬN DỤNG
Câu hỏi: Tìm đọc một bài vè hoặc một bài đồng dao về một loại cây hoặc một loại quả.
Gợi ý:
VÈ TRÁI CÂY
Lẳng lặng mà nghe
Tôi đọc bài vè
Trái cây bạn nhé !
Ăn vào mát mẻ
Là trái thanh long
Xanh vỏ đỏ lòng
Là trái dưa hấu
Hình thù rất xấu
Là trái sầu riêng
Vàng vỏ xanh viền
Dưa gang thơm mát
Da sần đen hạt
Là trái mãng cầu
Cong giống móc câu
Chuối già chuối sứ
Nguyễn Thị Vui