Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều CĐ 1 bài 1: Nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 1 bài 1: Nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón, hàm lượng đối với cây trồng

  1. Mục tiêu: Làm được thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón, hàm lượng đối với cây trồng.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ thực hành thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón, hàm lượng đối với cây trồng.
  3. Sản phẩm: Báo cáo thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón, hàm lượng đối với cây trồng.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS.

- Với mỗi thí nghiệm:

+ GV yêu cầu HS nêu mục tiêu của bài thực hành.

 

 

 

 

 

 

 

+ GV giới thiệu các mẫu vật, hóa chất, dụng cụ (trang 9 – 11 sách CĐHT Sinh học 11).

- GV lưu ý HS đảm bảo an toàn thí nghiệm.

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS nhắc lại các bước tiến hành thực hiện.

- GV yêu cầu HS phân công nhiệm vụ và tiến hành thí nghiệm, GV quan sát và hướng dẫn khi cần thiết.

Chú ý: Các thí nghiệm đều đòi hỏi thời gian dài, nên HS cần đặt mẫu ở nơi có đủ điều kiện ánh sáng, nhiệt độ phù hợp.

- GV hướng dẫn HS thảo luận về kết quả thí nghiệm, viết báo cáo thí nghiệm và giải thích kết quả thu được theo mẫu:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

- Tên thí nghiệm:

- Nhóm thực hiện:

- Kết quả và thảo luận:

- Kết luận và đề xuất:

- Phụ lục (nếu có):

- Sau khi kết thúc hoạt động tại phòng thực hành, GV yêu cầu HS dọn dẹp, vệ sinh phòng thực hành.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SÁCH CĐHT, quan sát hướng dẫn của GV.

- Các nhóm HS phân công nhiệm vụ, tiến hành thực hiện và viết báo cáo.

- HS dọn dẹp, vệ sinh phòng thực hành.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả thí nghiệm nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

II. Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón, hàm lượng đối với cây trồng

Thí nghiệm 1. Chứng minh tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng

Thí nghiệm 2. Chứng minh tác dụng của cách bón phân đối với cây trồng

Thí nghiệm 3. Chứng minh tác dụng của liều lượng phân bón đối với cây trồng

- Hướng dẫn báo cáo thực hành (đính kèm dưới hoạt động 2).

          Hướng dẫn báo cáo thực hành

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 1

- Tên thí nghiệm: Chứng minh tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng.

- Nhóm thực hiện: (HS điền tên nhóm).

- Kết quả và thảo luận:

+ Đo chiều cao cây:

+ Đếm số lá/ cây:

+ Đo kích thước lá

- Kết luận và đề xuất:

+ Sử dụng phân bón cung cấp đúng nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây trồng là cần thiết cho từng đặc điểm giống, giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.

(Các thí nghiệm sau HS làm tương tự như thí nghiệm 1)

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về các nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng qua các câu hỏi.
  3. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi về các nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu từng câu hỏi hoặc phát phiếu học tập có các câu hỏi sau cho HS trả lời.

Câu 1: Hoạt động bón phân qua lá cần thực hiện vào buổi sáng hoặc buổi chiều, không bón vào buổi trưa là nguyên tắc

  1. đúng loại B. đúng thời điểm
  2. đúng cách D. đúng liều lượng

Câu 2: Cây trồng có nhu cầu các loại dinh dưỡng khoáng với liều lượng khác nhau thay đổi theo giống, giai đoạn sinh trưởng phát triển cho nên cần bón phân

  1. đúng loại B. đúng thời điểm
  2. đúng cách D. đúng liều lượng

Câu 3: Tại sao cần sử dụng phân bón cung cấp dinh dưỡng khoáng đúng nguyên tắc?

(1) Tăng năng suất, chất lượng cây trồng

(2) Ô nhiễm môi trường

(3) Gây độc hại cho người sử dụng nông sản

(4) Khó sử dụng, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản

Số ý đúng là

  1. 1 B. 2 C. 3              D. 4

Câu 4: Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây, người ta dùng

  1. phân lân B. phân đạm C. phân KCl D. phân vi lượng

Câu 5: Muốn cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cải tạo đất thì nên bón phân

  1. phân NPK B. Phân KCl
  2. Phân vi lượng D. phân hữu cơ

Bài 1. Tại sao trong thực tiễn sản xuất, khi cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây lúa, đậu tương và cây mía ở cùng giai đoạn phát triển, người sản xuất được khuyến cáo sử dụng phân NPK với tỉ lệ không giống nhau?

Bài 2. Trong hướng dẫn kĩ thuật sử dụng phân khoáng cho cây lúa (hình 1.2), việc bón phân cho cây lúa được thực hiện nhiều lần khác nhau. Giải thích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ tìm đáp án.
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • HS xung phong phát biểu, nêu đáp án đúng.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

D

A

C

D

Bài 1. Do mỗi loại cây trồng có nhu cầu không giống nhau về loại và liều lượng dinh dưỡng khoáng.

Bài 2. Thực hiện các nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng: không bón thừa, bón đúng loại, liều lượng và thời điểm theo giai đoạn phát triển của cây lúa, bón đúng cách và đối tượng, đảm bảo cân đối khoáng.

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học về nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng để giải thích một số kiến thức mở rộng hoặc các vấn đề trong thực tiễn.
  3. Nội dung: HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi Vận dụng 1, 2 trang 11 sách CĐHT Sinh học 11.
  4. Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi Vận dụng 1, 2 trang 11 sách CĐHT Sinh học 11.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi Vận dụng trang 11 sách CĐHT Sinh học 11:
  1. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh so với phân vô cơ
  2. Phân urea là loại phân chứa N thích hợp cho cây lúa. Giải thích tại sao trên đất phèn, chua, mặn lại có thể bón phân nitrate mà không sử dụng phân urea.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS thảo luận trả lời câu hỏi.
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Đại diện HS giơ tay phát biểu.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi vận dụng:

  1. Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh:

- Giúp cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.

- Sử dụng đơn giản, không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa.

- Có thể cung cấp những khoáng chất thiết yếu mà phân bón vô cơ không cung cấp được.

- Chứa các vi sinh vật phân giải giúp tăng hiệu quả hấp thu.

- An toàn với con người cũng như các loài động vật khác.

  • Nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh:

- Hiệu quả chậm, thời gian ủ phân lâu (1 – 6 tháng).

- Không đủ khả năng cung cấp toàn bộ và cân đối dinh dưỡng cho cây.

- Công đoạn ủ phân phải tiến hành bảo quản trong điều kiện nghiêm ngặt để tránh tình trạng mất các chất dinh dưỡng.

  1. Phân nitrate có tính kiềm mạnh, giúp cải thiện pH ở những vùng đất chua.

Calcium nitrate còn giúp đất hạ phèn, khử mặn, ngăn cản sự thoái hóa đất, tăng độ thấm của đất và giảm độc kim loại sắt, nhôm, manganese.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Chuẩn bị bài 2. Nông nghiệp sạch.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều CĐ 1 bài 1: Nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Cánh diều CĐ 1 bài 1: Nguyên tắc sử dụng, soạn giáo án chuyên đề Sinh học 11 cánh diều CĐ 1 bài 1: Nguyên tắc sử dụng

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay