Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ Ôn tập chuyên đề 3. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ củng cố lại kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
-
Giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong chủ đề ôn tập.
Năng lực Sinh học:
-
Nhận thức sinh học: Sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa các nội dung cơ bản của Chuyên đề 3.
-
Tìm hiểu thế giới sống: Thực hiện được các bài tập Chuyên đề 3.
-
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để tham gia giải quyết các nhiệm vụ ôn tập.
3. Phẩm chất
-
Chăm chỉ: Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
-
SCĐ, SGV, SBT.
-
Sơ đồ Hệ thống hóa kiến thức chuyên đề 3.
2. Đối với học sinh
-
SCĐ, SBT.
-
Thiết bị (máy tính, điện thoại) có kết nối internet.
-
Biên bản thảo luận nhóm.
-
Nội dung trả lời các câu hỏi trong bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức về thực tiễn để trả lời câu hỏi khởi động.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, yêu cầu HS quan sát hình ảnh dưới đây và nêu từ khóa của trò chơi:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng hiểu biết thực tiễn, suy nghĩ tìm ra từ khóa.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra các đáp án: Ngày An toàn thực phẩm thế giới (World Food Safety Day).
- HS khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV bổ sung thêm kiến thức: Ngày An toàn thực phẩm thế giới (World Food Safety Day đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 12 năm 2018 và ấn định ngày 07/06 hàng năm, nhằm mục đích thúc đẩy nhận thức của toàn cầu về an toàn thực phẩm và kêu gọi các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách, khu vực tự nhân, các tổ chức của Liên Hợp Quốc và cộng đồng cùng hành động về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng đối với toàn thế giới. Để củng cố kiến thức đã học, chúng ta sẽ cùng nhau - Ôn tập chuyên đề 3.
B. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
a) Mục tiêu: Sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa các nội dung cơ bản của Chuyên đề 3.
b) Nội dung: GV tổ chức trò chơi; HS tham gia trò chơi trả lời câu hỏi để củng cố kiến thức Chuyên đề 3.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi củng cố kiến thức.
d) Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV định hướng cho HS hệ thống hóa kiến thức của Chuyên đề 3.
- GV tổ chức trò chơi để HS ôn tập, hệ thống hóa các nội dung cơ bản của Chuyên đề 3 về vệ sinh an toàn thực phẩm. Câu 1. Những chất hữu cơ ở dạng tươi sống hoặc đã chế biến được đưa vào cơ thể bằng con đường ăn, uống, nhằm cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, tăng sức đề kháng, điều hòa các hoạt động sống trong cơ thể con người gọi là gì? Câu 2. Thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm? Câu 3. Nêu những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Cho ví dụ. Câu 4. Vì sao phải thực hiện các biện pháp kiểm soát đồng bộ tất cả các khâu? Câu 5. Trình bày biện pháp sơ cứu, cấp cứu và điều trị khi bị ngộ độc thực phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. |
A. Hệ thống hoá kiến thức Câu 1. Thực phẩm. Câu 2. Là tất cả các điều kiện, biện pháp cần đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Câu 3. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là: - Do thực phẩm nhiễm sinh vật gây độc: bánh mì mốc,... - Do thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại: chả giò có hàn the,... - Do thực phẩm chứa chất độc: sắn, măng,... Câu 4. An toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến tất cả các khâu từ sản xuất nguyên liệu; sản xuất, chế biến thực phẩm; bảo quản; dịch vụ, thương mại; tiêu dùng. Nếu có một khâu không an toàn thì sẽ làm cho sản phẩm cuối cùng có nguy cơ bị nhiễm độc. Vì vậy, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả cần thực hiện đồng bộ, nhất quản các biện pháp phòng tránh ở tất cả các khâu. Câu 5. Khi ngộ độc xảy ra: - Sơ cứu: uống nhiều nước, than hoạt tính, kích thích nôn,... - Cấp cứu: gây nôn, rửa dạ dày, tẩy ruột, phá hủy độc tính,... - Điều trị: dùng kháng sinh diệt khuẩn, rửa ruột, dùng chất trung hòa, phân giải chất độc,... |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời CĐ Ôn tập chuyên đề 3, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 chân trời CĐ Ôn tập chuyên đề 3