Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 1 bài 3: Dự án điều tra sử dụng phân bón ở địa phương. Thực hành trồng cây với các kĩ thuật phân bón phù hợp (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Phiếu điều tra sử dụng phân bón ở địa phương
PHIẾU ĐIỀU TRA SỬ DỤNG PHÂN BÓN Ở ĐỊA PHƯƠNG Người (nhóm) thực hiện:................................................ Lớp: .................... Thời gian: .................................................................................................... Địa điểm: .................................................................................................... I. THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA 1. Họ và tên:.................................................................... 2. Tuổi:............... 3. Địa chỉ hiện tại:........................................................................................ 4. Trình độ học vấn:..................................................................................... II. KHẢO SÁT SỬ DỤNG PHÂN BÓN Ở ĐỊA PHƯƠNG 1. Ông/Bà trồng loại cây nào là chủ yếu? o Lúa o Ngô o Cây rau màu o Cây hoa o Khác Điền tên cụ thể của loại cây khác: 2. Ông/Bà thường sử dụng loại phân bón nào cho cây trồng? o Phân xanh o Phân chuồng o Phân bón hữu cơ o Phân bón vi sinh o Phân khoáng 3. Ông/Bà thực hiện kĩ thuật bón phân theo hướng dẫn của: o Cán bộ khuyến nông o Tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất o Tìm hiểu trên internet o Nguồn khác: 4. Ông/Bà thực hiện đúng kĩ thuật bảo quản phân bón theo hướng dẫn của: o Cán bộ khuyến nông o Tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất o Tìm hiểu trên internet o Nguồn khác: |
Báo cáo dự án điều tra sử dụng phân bón ở địa phương
BÁO CÁO Dự án điều tra sử dụng phân bón ở địa phương 1. Mục tiêu nghiên cứu: - Điều tra sử dụng phân bón ở địa phương so với tiêu chuẩn của nông nghiệp sạch, từ đó đề ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững. 2. Vật liệu nghiên cứu: - Phiếu điều tra sử dụng phân bón ở địa phương. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Đối sánh với tiêu chuẩn cho phép của nông nghiệp sạch. - Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng phân bón trong canh tác ở địa phương. 4. Kết quả và thảo luận
5. Kết luận Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình sử dụng phân bón tại địa phương: - Tuyên truyền sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh để xây dựng một nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, góp phần nâng cao chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường. - Khuyến khích quản lí địa phương thực hiện kiểm định chất lượng sản phẩm nông nghiệp tại Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp để nâng cao uy tín nông sản ở địa phương. 6. Tài liệu tham khảo - Sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững, Lê Thiên Minh, phanbonquocgia.gov.vn, năm 2016. - Chỉ thị về tăng cường phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ, Số: 117/CT-BNN-BVTV, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2020. 7. Phụ lục - So sánh hiệu quả sử dụng phân hữu cơ và vô cơ trong sản xuất nông nghiệp (Lê Thiên Minh, 2016)
|
Đánh giá kết quả dự án
Nội dung đánh giá |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Kế hoạch thực hiện dự án |
Bản kế hoạch cụ thể, chi tiết về nội dung công việc, sản phẩm, phương tiện, phân công công việc rõ ràng. |
Bản kế hoạch về các nội dung công việc và phân công nhiệm vụ. |
Mới phác thảo khái quát kế hoạch với các nội dung công việc. |
Tài liệu thu thập |
Nhiều tài liệu liên quan dự án, thu thập từ các nguồn khác nhau (có cả Tiếng Anh). |
Cá khá nhiều tài liệu đã thu thập được. |
Mới thu thập một vài tài liệu. |
Hình ảnh/video/ghi âm quá trình khảo sát |
Đầy đủ các hình ảnh/video/ghi âm về quá trình khảo sát. Hình ảnh/video rõ nét. |
Một số hình ảnh và đoạn video/ghi âm đã thu thập |
Chụp được một số hình ảnh. |
Biên bản họp nhóm |
Biên bản họp nhóm chi tiết, cấu trúc biên bản logic. |
Có biên bản họp nhóm nhưng còn sơ sài |
Chưa viết thành biên bản họp nhóm. |
Sản phẩm dự án |
Sản phẩm đáp ứng mục tiêu, mô tả đầy đủ quá trình thực hiện dự án và kết quả thu được. Hình ảnh, âm thanh rõ nét. |
Sản phẩm đáp ứng mục tiêu, có thể thiếu một vài nội dung. Hình ảnh/âm thanh chưa thật sự rõ nét. |
Có sản phẩm nhưng vẫn còn sơ sài, chưa đáp ứng mục tiêu. |
Báo cáo dự án |
Báo cáo rõ ràng, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Thuyết trình hấp dẫn người nghe. |
Báo cáo đầy đủ nhưng còn quá dài hoặc quá ngắn. |
Báo cáo còn thiếu hoặc quá ngắn/quá dài, người nghe chưa hiểu vấn đề. |
Hoạt động 2: Thực hành trồng cây với các kĩ thuật bón phân phù hợp
- Các nhóm nhận xét theo kĩ thuật “3 lần 3”: 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt và 3 đề nghị cần cải tiến hoặc câu hỏi dành cho nhóm báo cáo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu mục tiêu của dự án: Thực hành trồng cây với các kĩ thuật bón phân phù hợp. Ví dụ: Cùng loài cây trồng những loại phân bón khác nhau (phân urea với phân hữu cơ)… - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 5 HS làm việc nhóm kết hợp làm việc độc lập. - GV phân công mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ thực hành trồng cây với các kĩ thuật bón phân phù hợp với mỗi loại cây trồng. Ví dụ: cây cà chua – 4 loại phân bón bao gồm: - Phân chuồng hoại mục (2kg) + phân lân (14g). - Phân urea (9g) + phân kali (6g) + phân lân (7g) - Phân urea (9g) + phân kali (6g). - Phân urea (18g) + phân kali (6g). - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm tiến hành các bước thực hiện dự án: B1: Xác định vấn đề nghiên cứu B2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
B3: Thu thập thông tin B4: Xử lí thông tin B5 Trình bày kết quả
B6: Đánh giá kết quả dự án (Rubric đính kèm dưới hoạt động 1). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu sách CĐHT, quan sát hướng dẫn của GV. - Các nhóm HS phân công nhiệm vụ, tiến hành thực hiện và viết báo cáo. Bước 3: Thảo luận và báo cáo - Các nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu. - Các nhóm khác nhận xét theo kĩ thuật “3 lần 3”. Bước 4: Nhận xét và đánh giá - GV nhận xét kết quả thí nghiệm nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. |
II. Dự án: Thực hành trồng cây với các kĩ thuật bón phân phù hợp BẢN ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2. |
Hướng dẫn lập bảng kế hoạch thực hiện dự án điều tra sử dụng phân bón
STT |
Nội dung thực hiện |
Thời gian, địa điểm thực hiện |
Người thực hiện |
Dự kiến kết quả |
1 |
Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, mẫu vật |
- Thời gian:... - Địa điểm:... |
… |
Chuẩn bị đủ các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm |
2 |
Thu thập thông tin liên quan đến tác dụng, cách sử dụng của loại phân bón đối với cây trồng cụ thể (ví dụ: cây cà chua…) |
- Thời gian:... - Địa điểm:... |
… |
Thu thập được các thông tin liên quan đến tác dụng, cách sử dụng của loại phân bón đối với cây trồng cụ thể. |
3 |
Phân công nhiệm vụ ở từng thí nghiệm |
- Thời gian:... - Địa điểm:... |
… |
Các thành viên đều thực hiện được nhiệm vụ phân công |
4 |
Tiến hành thí nghiệm |
- Thời gian:... - Địa điểm:... |
… |
Tiến hành được thí nghiệm theo yêu cầu đã đặt ra. |
5 |
Phân tích và xử lí thông tin thu thập được |
- Thời gian:... - Địa điểm:... |
… |
So sánh các số liệu thu được ở các thí nghiệm và rút ra kết luận. |
6 |
Đánh giá, thảo luận kết quả thí nghiệm, đưa ra kiến nghị hay đề xuất giải pháp |
- Thời gian:... - Địa điểm:... |
… |
Giải pháp đề xuất |
7 |
Ghi chép biên bản cuộc họp nhóm |
- Thời gian:... - Địa điểm:... |
… |
Biên bản họp nhóm |
Báo cáo dự án điều tra sử dụng phân bón ở địa phương
BÁO CÁO Dự án: Thực hành trồng cây với các kĩ thuật bón phân phù hợp 1. Mục tiêu nghiên cứu: - Điều tra phân bón phù hợp cho cây cà chua sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất nông sản. 2. Vật liệu nghiên cứu: - Cây cà chua cao 4 – 5 cm. - Phân bón: phân chuồng hoại mục, phân urea, phân lân, phân kali. - Đất trồng. - Dụng cụ, thiết bị: cân, cốc đong, thước kĩ thuật, bình xịt, xẻng. 3. Phương pháp nghiên cứu: - So sánh số liệu thu thập được từ các thí nghiệm được bố trí. 4. Kết quả và thảo luận
5. Kết luận Đề xuất loại phân bón phù hợp với sinh trưởng và phát triển ở cây cà chua. 6. Tài liệu tham khảo - Ảnh hưởng của các mức đạm, lân, kali đến cà chua trồng trên giá thể hữu cơ, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, năm 2016. - Kĩ thuật sử dụng phân chuồng và biện pháp nâng cao chất lượng phân chuồng khi ủ, khuyennonghanoi.gov.vn, năm 2018. - Nghị định Quy định về quản lý phân bón, Số 84/2019/NĐ-CP, Chính phủ, năm 2019. |
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài.
- Chuẩn bị Ôn tập Chuyên đề 1. Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Cánh diều CĐ 1 bài 3: Dự án điều tra, soạn giáo án chuyên đề Sinh học 11 cánh diều CĐ 1 bài 3: Dự án điều tra