Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST CĐ 1 Bài 3: Thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 1 Bài 3: Thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3. THUỶ CANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ trình bày được mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
  3. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về các mô hình thuỷ canh.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung trong bài mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được ý tưởng mới trong việc thiết kế mô hình trồng rau thuỷ canh theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.

            Năng lực Sinh học

  • Năng lực nhận thức sinh học:
  • Phát biểu được khái niệm thuỷ canh.
  • Trình bày được mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
  • Phân tích được ưu điểm và hạn chế của hệ thống thuỷ canh trong việc đáp ứng phát triển nông nghiệp sạch.
  • Năng lực tìm hiểu  thế giới sống: Thảo luận đưa ra phán đoán và phân tích được cấu trúc chung của hệ thống thuỷ canh.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những kiến thức về thuỷ canh để đánh giá tính hiệu quả của mô hình đó trong việc cung cấp nguồn thực phẩm sạch.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công (trong thảo luận nhóm, có ý thức báo cáo đúng kết quả đã làm, có thái độ và hành động phù hợp trong tìm hiểu và áp dụng mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch).
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV chuyên đề học tập Sinh học 11 chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh về một số mô hình thuỷ canh
  1. Đối với học sinh
  • SHS chuyên đề học tập Sinh học 11 chân trời sáng tạo.
  • Vở ghi, dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các vấn đề, nội dung, câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

 

GV đặt vấn đề: "Hiện nay có các mô hình nông nghiệp sạch sản xuất rau không dùng đến đất. Theo em đó là mô hình gì? Địa phương em đã tiến hành sản xuất rau sạch bằng mô hình này chưa?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: Mô hình thuỷ canh, khí canh

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Trong thực tế có nhiều rau quả được trồng trong môi trường thuỷ canh. Để tìm hiểu thủy canh là gì? Thủy canh khác gì với các phương pháp canh tác truyền thống? chúng ta cùng vào bài 3: Thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thủy canh

  1. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm thuỷ canh.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung trong SCĐ.
  3. Sản phẩm: khái niệm thuỷ canh, câu trả lời cho CH thảo luận 1 SCĐ trang 15
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS làm việc độc lập với SCĐ, đọc và tóm tắt các thông tin trong mục I, trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 15

1. Dung dịch dinh dưỡng có vai trò như thế nào trong trồng thủy canh?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SCĐ, trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 15

- Thảo luận nhóm đôi trả lời CH mở rộng.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần đọc thêm.

Hướng dẫn HS tìm hiểu một số dung dịch dinh dưỡng được sử dụng trong trồng thuỷ canh hiện nay (ưu/ nhược điểm).

I. Khái niệm thủy canh:

- Thủy canh là kĩ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng.

- Một số loại cây được trồng bằng phương pháp thủy canh: một số cây thuộc nhóm rau, củ, quả ngắn ngày như xà lách, cải Chíp, cải bó xôi, dưa lưới, dưa leo,...

- Tuỳ theo loại cây trồng, người ta sử dụng các loại dung dịch dinh dưỡng khác nhau.

- Nguyên tắc sử dụng dịch dinh dưỡng: thiết lập được một tỉ lệ thích hợp giữa các nguyên tố trong dung dịch và tránh được hiện tượng đối kháng ion.

Trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 15

Dung dịch dinh dưỡng là hỗn hợp các muối khoáng và các chất hữu cơ tan trong nước được sử dụng trong thuỷ canh để cung cấp cho cây sinh trưởng và phát triển.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các mô hình thủy canh

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
  • Phân tích được ưu điểm và hạn chế của các mô hình thuỷ canh trong việc đáp ứng phát triển nông nghiệp sạch.
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết hợp thảo luận nhóm để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung trong SCĐ.
  2. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 2 và luyện tập SCĐ trang 16 và kết luận về các mô hình thủy canh
  3. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm, HS thảo luận nhóm, đọc các thông tin trong mục II, trả lời CH thảo luận 2 và luyện tập SCĐ trang 16

2. Hãy so sánh khả năng áp dụng thủy canh tĩnh và thủy canh động

Luyện tập: Tại sao mô hình thủy canh ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SCĐ, thảo luận nhóm trả lời CH thảo luận 2 và luyện tập SCĐ trang 16

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu.

- Một số nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả, thái độ làm việc của các nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Các mô hình thủy canh

Dựa vào đặc điểm sử dụng dung dịch dinh dưỡng, người ta chia thành hai kiểu hệ thống là:

- Thuỷ canh tĩnh

- Thuỷ canh động gồm

+ Thuỷ canh mở

+ Thuỷ canh kín

Trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 16

(Nội dung trả lời bên dưới HĐ 2)

Luyện tập: Mô hình thủy canh ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi vì

- có thể điều chỉnh hàm lượng các chất khoáng trong dung dịch

- theo dõi quá trình sinh trưởng của cây qua các giai đoạn khác nhau.

- mô hình thuỷ canh không chỉ góp phần tăng về mặt năng suất, sản lượng mà còn đảm bảo có được sản phẩm sạch.

 

 

Câu trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 16

 

Thủy canh tĩnh

Thủy canh động

Thuỷ canh mở

Thuỷ canh kín

Ưu điểm

Cây được cung cấp chất dinh dưỡng qua dung dịch dinh dưỡng, duy trì được đời sống của cây.

Đảm bảo cho cây luôn có đầy đủ các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi dung dịch, không bị thiếu oxygen và pH được ổn định.

Dung dịch dinh dưỡng có sự tuần hoàn trở lại nên cây có thể sử dụng hết và đầy đủ các chất được cung cấp

→ tiết kiệm được dung dịch dinh dưỡng.

Nhược điểm

Dung dịch dinh dưỡng không chuyển động nên cây thường bị thiếu oxygen và pH dung dịch dinh dưỡng dễ bị acid hoá nên phải sục khí thường xuyên.

Dung dịch dinh dưỡng được bơm liên tục, cây chưa hấp thụ hết đã bị chảy tràn, gây lãng phí.

Có chi phí đầu tư ban đầu cao.

Kết luận: Hệ thống thuỷ canh kín có khả năng áp dụng cao hơn vì cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và oxygen cho cây trồng, có sự tuần hoàn dinh dưỡng nên không gây lãng phí.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của mô hình thủy canh

  1. Mục tiêu: Phân tích được ưu điểm và hạn chế của hệ thống thuỷ canh trong việc đáp ứng phát triển nông nghiệp sạch.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết hợp thảo luận nhóm để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung trong SCĐ.
  3. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 3, 4 SCĐ trang 17, 18 và kết luận về hệ thống thuỷ canh trong việc đáp ứng phát triển nông nghiệp sạch.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, đọc các thông tin trong mục III, trả lời CH thảo luận 3, 4 SCĐ trang 17, 18

3. Vì sao người ta chọn canh tác thủy canh để đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp sạch?

4. Trồng cây bằng phương pháp thủy canh gặp những trở ngại nào khi triển khai?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SCĐ, thảo luận nhóm trả lời CH thảo luận 3, 4 SCĐ trang 17, 18

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu.

- Một số nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả, thái độ làm việc của các nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. Hệ thống thuỷ canh trong việc đáp ứng phát triển nông nghiệp sạch

1. Ưu điểm

Trả lời CH thảo luận 3 SCĐ trang 17

Do những ưu điểm của mô hình thuỷ canh hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch:

- tiết kiệm không gian;

- ít tốn công chăm sóc;

- tiết kiệm nước;

- kiểm soát yếu tố tác động tới cây;

- năng suất thu hoạch cao;

- không có cỏ dại;

- hạn chế sâu bệnh, kiểm soát tối đa thuốc trừ sâu;

- thuốc bảo vệ thực vật;

- đảm bảo chất lượng nông sản.

2. Hạn điểm

Trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 18

Trồng cây bằng phương pháp thuỷ canh gặp những trở ngại sau:

- Hạn chế chủng loại cây trồng;

- Đòi hỏi nguồn nước sạch;

- Chi phí đầu tư ban đầu cao;

- Đòi hỏi kiến thức chuyên môn, trình độ kĩ thuật cao;

- Khi nhiễm bệnh, lan truyền rất nhanh;

- Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu một cách toàn diện.

Kết luận: hệ thống thuỷ canh có thể đáp ứng được sự phát triển nông nghiệp sạch.

----------------------------Còn tiếp---------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST CĐ 1 Bài 3: Thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời CĐ 1 Bài 3: Thủy canh theo hướng, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 chân trời CĐ 1 Bài 3: Thủy canh theo hướng

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay