Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Chứng minh tác dụng của phân bón đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Chứng minh tác dụng của phân bón đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 3: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của hàm lượng phân bón đối với cây trồng.

  1. Mục tiêu:
  • Thiết kế được các thí nghiệm chứng minh tác dụng của hàm lượng phân bón đối với cây trồng.
  • Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành phân bón của cây trồng.
  • Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh tác dụng của hàm lượng phân bón đối với cây trồng.
  1. Nội dung: GV Sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho học sinh thực hiện các bước như SCĐ; HS lắng nghe, tiến hành thí nghiệm, thảo luận nhóm phân tích và báo cáo kết quả.
  2. Sản phẩm: Kết quả thí nghiệm của HS, câu trả lời CH của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV kiểm tra công tác chuẩn bị nguyên liệu của các nhóm

- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của Thí nghiệm chứng minh tác dụng của hàm lượng phân bón đối với cây trồng, GV nhắc nhớ chung về các điều kiện đảm bảo thí nghiệm diễn ra thuận lợi.

- Giao nhiệm vụ thực hành thí nghiệm cho từng nhóm HS, yêu cầu hoàn thành bảng số liệu theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng theo mẫu SCĐ trang 21 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tại sao lại sử dụng phân NPK cho thí nghiệm này, có thể thay thế NPK bằng loại phân khác được không? Nếu được thì đó là loại phân nào?

2. Vì sao không dùng các loại cây ăn quả để làm thí nghiệm?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm tự xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- GV trao đổi, thảo luận với các nhóm về kế hoạch thực hiện. Các nhóm HS trao đổi với GV để thống nhất về quy trình thực hành.

- Trong thời gian HS tự làm các thí nghiệm, GV quan sát, uốn nắn các kỹ năng thực hành cho các em.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm HS báo cáo kết quả tác dụng của hàm lượng phân bón đối với cây trồng trước lớp sau thời gian 10 ngày thí nghiệm.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả từng nhóm, rút kinh nghiệm cho HS.

3. Thí nghiệm 3: Chứng minh tác dụng của hàm lượng phân bón đối với cây trồng

- Mục tiêu, yêu cầu của thí nghiệm: Chứng minh tác dụng của hàm lượng phân bón đối với cây trồng

- Bảng số liệu theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng

- Trả lời CH:

1. Sử dụng phân NPK cho thí nghiệm này bởi vì nó cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết (N, P, K) cho cây trồng. Có thể thay thế NPK bằng cách trộn các loại phân đơn theo tỉ lệ nhất định.

2. Không dùng các loại cây ăn quả để làm thí nghiệm bởi thời gian cây hấp thụ và phát triển dài, thay đổi lâu →  khó quan sát, mất nhiều thời gian thực hành.

Hoạt động 4: Báo cáo kết quả thực hành

  1. Mục tiêu: Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để biểu đạt kết quả thực hành bón phân của cây trồng.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS báo cáo kết quả theo mẫu, HS thảo luận nhóm phân tích và báo cáo kết quả.
  3. Sản phẩm: Bản báo cáo kết quả thí nghiệm của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bản báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu SCĐ trang 22

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm dựa trên kết quả 3 thí nghiệm và bảng số liệu, thảo luận hoàn thành bản báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu SCĐ trang 22

- GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm HS trình bày bản báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu SCĐ trang 22

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả từng nhóm, rút kinh nghiệm cho HS.

4. Báo cáo kết quả thực hành

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về tác dụng của loại phân bón, cách bón, hàm lượng phân bón đối với cây trồng.
  3. Nội dung: Nhóm đôi học sinh thảo luận trao đổi hoàn thành phiếu bài tập.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi trong phiếu bài tập có nội dung liên quan đến bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận hoàn thành phiếu bài tập:

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1:  Tại sao phải bón phân cho cây trồng?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Câu 2: Kể tên một số loại phân bón thông dụng mà em biết.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày

- Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án

-  GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

Câu 1: Bón phân vào đất giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khi cây được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu thì sẽ thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây, đẻ nhánh, cành lá phát triển, thúc đẩy cây ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao.

Câu 2: Các loại phân bón cho cây trồng mà em biết như: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân chuồng,...

Vai trò của phân bón: bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

 

  1. VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức về tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng phân bón đối với cây trồng, đưa ra các giải pháp nhằm thiết kế, xây dựng nền nông nghiệp sạch trong thực tiễn.
  3. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ yêu cầu HS đề xuất một số lời khuyên khi sử dụng phân bón cho cây trồng.
  4. Sản phẩm: một số lời khuyên khi sử dụng phân bón cho cây trồng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: “Em hãy đưa ra một số lời khuyên khi sử dụng phân bón cho cây trồng.”

- GV đưa ra các gợi ý HS tìm hiểu thu thập thông tin trên sách báo, internet.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ vận dụng tại nhà.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS báo cáo kết quả vào tiết học sau.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, sản phẩm, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.

Gợi ý trả lời:

Bón phân có mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, nhưng không phải bón càng nhiều cây trồng sẽ càng tốt. Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao cần phải sử dụng cân đối, hợp lý phù hợp với yêu cầu của cây trồng và điều kiện sinh thái (đất đai, khí hậu,…)

Một số yêu cầu bón phân cân đối, hợp lý:

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao, chất lượng nông sản cao.

- Không ngừng bảo vệ, nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ cho đất, bảo vệ môi trường sống của vi sinh vật.

- Đem lại hiệu quả về kinh tế và lợi nhuận tạo nguồn thu nhập cao, ổn định cho người canh tác.

- Phù hợp với điều kiện canh tác, phương thức sản xuất, tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí phân bón.

- Để sử dụng phân bón có hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng của nông sản, cần lưu ý và hiểu rõ đặc điểm một số yếu tố như sau:

  • Yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng (Đặc điểm loại cây trồng; Đặc điểm của mỗi loại giống; Đặc điểm từng giai đoạn của cây trồng,...)
  • Đặc điểm của đất canh tác
  • Điều kiện thời tiết khí hậu
  • Đặc điểm của loại phân bón
  • Biện pháp canh tác

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Thực hiện nhiệm vụ vận dụng được giao.

- Chuẩn bị bài 5: Dự án: Điều tra sử dụng phân bón ở địa phương hoặc thực hành: trồng cây với các kỹ thuật bón phân phù hợp.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Chứng minh tác dụng của phân bón đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng (P2)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Chứng minh, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 chân trời CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Chứng minh

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay