Giải KHTN 8 sách VNEN bài 24: Tăng cường hoạt động thể lực

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 8 VNEN bài 24: Tăng cường hoạt động thể lực. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Quan sát hình 24.1 và trả lời các câu hỏi sau vào vở: Khi co tay cơ nào ngắn lại, cơ nào dãn ra, khi duỗi tay cơ nào ngắn lại, cơ nào dãn ra? Các động tác này có liên quan gì đến thể lực?

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 24: Tăng cường hoạt động thể lực

Trả lời:

+ Khi co tay: cơ 2 đầu co, cơ 3 đầu dãn

+ Khi duỗi tay: cơ 3 đầu co, cơ 2 đầu dãn

+ Cơ co và dãn giúp cơ thể cử động, vận động và tạo lực co cơ

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiều về sự co cơ

Quan sát hình 24.2 và giải thích sự thay đổi biên độ của đồ thị (biểu diễn sự thay đổi quá trình co cơ).

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 24: Tăng cường hoạt động thể lực

Trả lời:

  Cơ co khi có lực kích thích phù hợp. Khi tăng cường độ kích thích thì khả năng co cơ tăng lên. Nhưng nếu vượt quá ngưỡng kích thích (lực kích thích lớn trong thời gian dài) thì sẽ gây căng cứng và gây hiện tưởng mỏi cơ => sự co cơ giảm.

2. Tìm hiểu vao trò của cơ vân trong hoạt động thể lực

Sử dụng các cụm từ: cơ vân, theo ý muốn, cử động, bổ sung vào chỗ chấm trong đoạn thông tinn sau cho phù hợp:

Cơ vân được tạo nên từ mô cơ vân, có cấu tạo từ nhiều sợi cơ dài, ................... có cấu tạo thành các dải sáng tối xem kẽ (vân). Mô cơ vân hoạt động .................của con người. Sự co cơ vân làm xương .............. tại các khớp; các cơ giúp bảo vệ xương.

Trả lời:

1. cơ vân

2. theo ý muốn

3. cử động

4. Sự vận động nhờ co cơ

(tham khảo thông tin SGK - trang 151)

4. Tìm hiểu hoạt động thể thao với sự phát triển của các cơ

(tham khảo thông tin SGK - trang 151 -152)

5. Tìm hiểu một số bất thường về hệ cơ do hoạt động thể lực

Quan sát các hình trong bảng 24. Nối thông tin ở cột B (a,b,c,d) sao cho phù hợp với hình ảnh tương ứng trong cột A (1,2,3,4).

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 24: Tăng cường hoạt động thể lực

Trả lời:

1- b

2- d

3- c

4- a

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1. Tìm hiểu biện pháp tăng cường thể lực

Quan sát hình 24.3 đến 24.7:

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 24: Tăng cường hoạt động thể lực

- Nêu vai trò của các hoạt động:

  • Tập thể dục
  • Chạy bộ
  • Bơi lội
  • Thể dục dụng cụ
  • Bóng đá

Trả lời:

- Vai trò của các hoạt động giúp tăng cường thể lực. Tuy nhiên, với mỗi môn giúp rèn luyện cơ tại các cơ quan cụ thể:

  • Tập thể dục: tập cơ toàn cơ thể
  • Chạy bộ: chủ yếu cơ chân
  • Bơi lội: cơ tay, vai, chân
  • Thể dục dụng cụ: toàn cơ thể
  • Bóng đá: cơ tay, cơ bụng

Bài 2. Phương pháp phòng chống một số chấn thương khi hoạt động thể lực

- Quan sát các hình 24.8 đến 24.10:

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 24: Tăng cường hoạt động thể lực

- Mô tả các động tác:

  • Bó tay khi bị bong gân
  • Xoa bóp khi bị chuột rút
  • Vận động chống căng cơ

- Hãy thảo luận và viết báo cáo theo nhóm về các vấn đề sau:

  • Vai trò của luyện tập thể dục
  • Những tác hại của vận động sai tư thế
  • Các biện pháp bảo vệ hệ vận động
  • Những nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể do hoạt động thể lực không đúng cách
  • Vai trò của các biện pháp tăng cường thể lực
  • Viết bài tuyên truyền về hoạt động thể dục thể thao

Trả lời:

* Mmô tả hoạt động

- Bó chân khi bị bong gân:

Căng nhẹ cuộn băng thun và băng theo kiểu lợp ngói (lớp sau chồng lên 2/3 lớp trước).Bị bong gân cổ chân, bạn hãy băng thun đi từ bàn chân qua cổ chân và kết thúc tại cẳng chân để cố định nhẹ nhàng.

- Xoa bóp khi bị chuột rút:

Đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút

- Vận động chống căng cơ:

1. Giãn cơ xô và cơ tay: Đan xen ngón tay vào nhau, đưa lên phía trên đầu bạn, đẩy bàn tay hướng lên trên và giữa lại.

2. Giãn cơ tay + vai + ngực: Nắm chặt tay đằng sau lưng của bạn và giữ lại, từ từ nâng tay hướng lên trên tới độ chặt cảm thấy dễ chịu.

3. Giãn cơ xô - cơ liên sườn : Nắm chặt khuỷu tay với bàn tay đối diện và nhẹ nhàng kéo nghiêng sang một bên.

4. Giãn cơ vai: Cánh tay dang rộng và hướng ra ngoài, kéo nhẹ nhàng cánh tay ra sau cho tới khi bàn tay bạn cảm thấy thắt chặt ở ngực vai và cánh tay.

5. Giãn cơ liên sườn: Ngồi xuống với một chân đằng trước, vắt chân còn lại qua gối chân kia. Đặt khuỷu tay của bạn qua đầu gối chân ở trên và nhẹ nhàng xoay người sao cho cơ liên sườn được kéo căng.

6. Giãn cơ khớp trong: Trong tư thế ngồi, khi đó nắm lấy cổ chân của bạn, ép lòng bàn chân lại với nhau. Để đùi của bạn thoải mái hướng về sàn. Để tạo áp lực nhiều hơn, nhẹ nhàng đẩy chân vào trong và đặt khủy tay lên phần bên trong đùi của bạn.</p>

7. Giãn cơ đùi sau + bắp chân: Ngồi trên sàn nhà với hai chân duỗi thẳng, thân người vuông góc với sàn nhà, chống hai tay sát hông, từ từ gập thân trên sao cho đầu của bạn tiến sát tới đầu gối.

8. Giãn cơ mông + đùi trước: Bạn đứng yên với một chân. nắm chặt bàn chân và nhẹ nhàng kéo lên trên và phần sau hướng vào mông, giữ phần khung chậu thẳng và tư thế đứng thẳng

9. Giãn cơ mông + đùi sau: Đứng thẳng, từ từ cúi xuống sao hai tay đặt xuống mũi bàn chân, nhẹ nhàng kéo sao cho trán của bạn tiến sát tới 2 đầu gối.

10. Giãn cơ bắp sau: Bạn đứng thẳng người với bàn chân hướng về phía trước, khuỷu gối vuông góc và chân còn lại đưa ra sau. Giữ gót chân và bàn chân trên sàn nhà trong suốt lúc căng cơ.

* Báo cáo:

- Vai trò của việc luyện tập thể lực: Có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực.

  • Rèn luyện hình thể
  • Nâng cao ý chí
  • Giúp xây dựng các tế bào cơ, giúp đốt cháy năng lượng dư thừa và sử dụng các nguồn chất béo dự trữ trong cơ thể.
  • Giúp chúng ta tạo cơ bắp và có hình thể đẹp.

- Những tác hại của vận động sai tư thế:

  • Nếu đứa trẻ có tư thế thân không đúng thì lồng ngực thu hẹp dần thành phẳng đều, các góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, lưng gù và bụng phình ra phía trước.
  • Nếu không kịp thời điều chỉnh thì cột sống bị cong vẹo, xuất hiện đường uốn nghiêng làm lưng gù rõ rệt.
  • Gây tổn hại rất lớn đến sức khỏe, bởi vì tim, phổi khó hoạt động, thở không sâu làm giảm tính cơ động của lồng ngực, giảm dung tích sống của phổi, trẻ sẽ dần dần yếu ớt, sức khỏe giảm sút rõ rệt.

- Các biện pháp bảo vệ hệ vận động:

  • Vệ sinh hệ tiêu hoá thường xuyên, có khoa học.
  • Lựa chọn thức ăn tốt và ăn uống hợp vệ sinh.
  • Xây dựng khẩu phần ăn hợp lí.
  • Ăn uống khoa học.
  • Vận động đúng tư thế.

D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng

  • Tham gia các hoạt động thể lực thể thao tập thể.
  • Tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao thể lực
  • Tuyên truyền trong cộng đồng về tác hại của các bệnh về cơ, xương
  • Em hãy mô tả một vấn đề mà mình gặp phải khi vận động, tập thể dục. Tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng tránh và chia sẻ với cả lớp.

Trả lời:

- Hiện tượng mỏi cơ: gặp thi lao động, tập thể dục thể thao quá sức, trong thời gian dài

- Nguyên nhân:

+ Sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbônic.

+ Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic bị tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi.

- Biện pháp:

+ Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp.

+ Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.

- Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.

- Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com