Soạn mới giáo án Khoa học 4 CTST bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng

Soạn mới Giáo án khoa học 4 CTST bài Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG

BÀI 8: NGUỒN SÁNG VÀ SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng. Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thẳng của ánh sáng; về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng.
  • Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế.
  • Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi.
  • Vận dụng được trong thực tế, ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Thực hiện được thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật.
  • Thực hiện thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu mối quan hệ giữa bóng của vật với vị trí của và nguồn sáng.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 8 SGK; phiếu học tập; các vật dụng thí nghiệm: tập vở; tấm mica trong suốt, tấm kính trong mờ, ba miếng bìa cứng cùng kích thước, dây mềm, đất nặn, đèn pin.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK.
  • VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về đường đi của ánh sáng.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK, trang 35).

GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về đường đi của ánh sáng trong hình 1?

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Đường đi của ánh sáng xuyên qua tán cây ở hình 1 là thẳng hay cong?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phân biệt vật phát sáng và vật được chiếu sáng

a. Mục tiêu: HS quan sát thí nghiệm để nhận biết vật phát sáng và vật được chiếu sáng.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2a và 2b; 3a và 3b (SGK, trang 35).

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Trong hình 2a, bạn An có nhìn thấy rõ mọi vật trong phòng không? Để thấy rõ mọi vật trong phòng, bạn phải làm gì (hình 2b)? Vì sao?

+ Chúng ta có thể thấy rõ cảnh vật trong hình 3a hay 3b? Vì sao?

+ Vật nào là vật phát sáng, vật nào là vật được chiếu sáng trong các hình trên?

- GV mời đại diện 2- 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng.

- GV yêu cầu HS tìm một số ví dụ về nguồn sáng trong tự nhiên.

- GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và rút ra kết luận: Chúng ta chỉ có thể thấy được các vật khi có ánh sáng phát ra từ vật hoặc khi vật được chiếu sáng.

Hoạt động 2: Tìm một số vật phát sáng và vật được chiếu sáng trong lớp học

a. Mục tiêu: HS tìm và điền tên một số vật phát sáng và vật được chiếu sáng vào phiếu học tập.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS:

+ Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Trong lớp của chúng ta có những vật nào là vật phát sáng, những vật nào là vật được chiếu sáng?

+ Hoàn thành nội dung trả lời trong phiếu học tập sau:

Vật phát sáng

Vật được chiếu sáng

?

?

?

?

?

?

 

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét và đặt câu hỏi mở rộng: Chúng ta làm thế nào để kiểm chứng là một vật có khả năng tự phát sáng hay được chiếu sáng?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và đưa ra đáp án: Để kiểm chứng một vật có khả năng tự phát sáng hay được chiếu sáng, chúng ta đặt vật này vào một phòng tối. Nếu ta không thể nhìn thấy vật này thì vật này là vật được chiếu sáng; ngược lại, nếu ta nhìn thấy vật thì vật này là vật chiếu sáng.

- GV rút ra kết luận: Có những vật tự phát sáng và có những vật được chiếu sáng. Ta chỉ thấy được những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng.

Hoạt động 3: Vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng

a. Mục tiêu: HS nhận thức và phân biệt được vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng.

b. Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi:

+ Ánh sáng truyền qua được cuốn sách hay tấm kính trong? Vì sao em biết?

+ Em cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để kiểm chứng?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV tổ chức cho HS bố trí và thực hiện thí nghiệm như các hình 4a và 4b (SGK, trang 36).

- GV yêu cầu HS quan sát kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi:

+ Khi dùng tấm kính chắn trước đèn pin, em thấy gì trên mặt bàn? Vì sao?

+ Điều gì xảy ra khi dùng cuốn sách chắn trước đèn pin? Giải thích.

+ Em rút ra kết luận gì về sự truyền ánh sáng qua tấm kính và qua cuốn sách?

- GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và rút ra kết luận: Vật cản ánh sáng không cho ta thấy phía sau vật. Vật cho ánh sáng truyền qua cho ta thấy phía sau vật.

Hoạt động 4: Cùng thảo luận

a. Mục tiêu: HS nhận biết được các vật dụng là vật cản sáng hay vật cho ánh sáng truyền qua.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bảng sau:

Đồ vật hoặc chất

Cho ánh sáng truyền qua

Cản ánh sáng

Bức tường gạch

Không

Kính trong

Không

Nước trong

?

?

Mảnh gỗ

?

?

- GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Vì sao ta có thể nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời vào những đêm bầu trời trong và không có mây?

+ Vì sao vào ban ngày, mặc dù trời sáng nhưng đôi khi ta không nhìn thấy Mặt Trời?

- GV mời đại diện 2- 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

- GV nhận xét và rút ra kết luận: Vật cản sáng: bức tường gạch, mảnh gỗ, mây. Vật cho ánh sáng truyền qua: kính trong, nước trong, không khí trong.

Hoạt động 5: Đố em

a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng để trả lời các câu hỏi liên quan đến đời sống thực tiễn.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu câu đố:

+ Rèm cửa thường được dùng để làm gì?

+ Bể nuôi cá cảnh thường được làm bằng gì? Vì sao?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét và rút ra kết luận: Những vật cản ánh sáng hoặc cho ánh sáng truyền qua có nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống. Tùy từng trường hợp và nhu cầu mà con người sử dụng vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng sao cho hợp lí.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Tìm thêm các ví dụ về” vật phát sáng, vật được chiếu sáng, vật cản ánh sáng, vật cho ánh sáng truyền qua có ở xung quanh em.

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS lắng nghe GV gợi ý.

 

 

- HS trả lời: Đường đi của ánh sáng là các đường thẳng.

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

- HS trả lời.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe các yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận:

Vật phát sáng

Vật được chiếu sáng

Mặt Trời

Cuốn sách

Bóng đèn điện

Bảng viết trong

lớp học

Ngọn lửa của nến

Bàn ghế

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm:

Đồ vật hoặc chất

Cho ánh sáng truyền qua

Cản ánh sáng

Bức tường gạch

Không

Kính trong

Không

Nước trong

Không

Mảnh gỗ

Không

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Vì không khí cho ánh sáng truyền qua.

+ Vì ánh sáng mặt trời bị cản bởi những đám mây.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Rèm cửa thường được làm bằng vải. Vải là chất không cho ánh sáng truyền qua nên giúp che bớt ánh sáng.

+ Bể nuôi cá cảnh thường được làm bằng kính trong để ta có thể quan sát được các con cá và cảnh vật bên trong bể.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về sự truyền của ánh sáng trong không khí.

b. Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi: Ánh sáng truyền đi như thế nào trong không khí (theo đường thẳng, đường vòng hay đường dích dắc)?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

------------- Còn tiếp ---------------

Soạn mới giáo án Khoa học 4 CTST bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học 4 CTST mới, soạn giáo án khoa học 4 mới CTST bài Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng, giáo án soạn mới khoa học 4 chân trời

Soạn mới giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay