Giải chi tiết Tiếng việt 4 Chân trời Bài 1: Về thăm bà

Giải bài 1: Về thăm bà tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Nói về một lần em đi thăm họ hàng hoặc người thân.

Hướng dẫn trả lời:

      Tết năm nay, gia đình em sẽ về thăm ông bà ngoại. Không chỉ vậy, em còn được đón Tết ở quê nên cảm thấy rất háo hức. Bố đã mua vé tàu từ sớm. Chuyến tàu sẽ khởi hành vào bảy giờ sáng ngày chủ nhật. Từ Hà Nội về quê phải đi tàu mất khoảng hai tiếng. Vì vậy, cả nhà phải đến sớm để làm thủ tục. Xong xuôi, em cùng bố mẹ lên tàu. Đây là lần đầu tiên em được đi tàu. Suốt quãng đường, em đã được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hai bên đười. Khoảng chín giờ thì tàu đến điểm dừng. Bến tàu ở quê cũng thật đông đúc. Bố gọi một chiếc xe tắc-xi để đi về nhà ông bà ngoại. Xe đi mất ba mươi phút là đến nơi. Em đặc biệt ấn tượng khi đi qua một cánh đồng lúa rộng mênh mông. Phía trên cao, đàn còn trắng đang bay lượn. Cảnh tượng này em chưa từng bắt gặp ở thành phố. Đường phố ở quê cũng thật đông đúc. Khắp nơi đều treo cờ tổ quốc rực rỡ. Trên đường, mọi người đang đi mua sắm. Xe còn đi qua một vườn trồng rất nhiều cây đào, cây quất. Mọi người đang mua bán rất nhộn nhịp. Không khí Tết đang về trên quê hương của em. Về đến nơi, ông bà đã đợi ở ngoài cửa. Em chạy đến sà vào lòng rồi chào ông bà. Những ngày sau đó, em được theo bố mẹ đi chợ Tết. Chợ quê bày bán đủ các mặt hàng Tết. Người mua kẻ bán vô cùng rộn ràng. Đặc biệt là những khu chợ với những tiếng trao đổi mua bán. Chợ hoa Tết rực rỡ sắc màu của trăm loài hoa khoe sắc. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc. Cả nhà cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới. Ông và bố lau dọn nhà cửa. Còn mẹ với bà thì đi chợ mua sắm đồ. Em còn được gói bánh chưng cùng với mọi người. Ông đã dạy cho em cách gói bánh chưng. Thật là một công việc khó khăn và đòi hỏi sự khéo léo. Vào chiều ba mươi Tết, cả nhà em lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Tối hôm đó, cả nhà cùng quây quần ngoài phòng khách để xem chương trình Gặp nhau cuối năm. Em mong chờ nhất là màn bắn pháo hoa vào lúc giao thừa. Vì vậy, em đã cố gắng thức đến lúc đó. Vào sáng mùng một Tết, em thức dậy thật sớm để xuống chúc Tết ông bà và bố mẹ. Sau đó, cả gia đình cùng đi chúc Tết họ hàng. Em còn nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm, thưởng thức những món ăn truyền thống vào ngày Tết của quê hương. Một chuyến về thăm quê thật thú vị. Em cảm thấy yêu biết bao dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Và em càng thêm tự hào và yêu mến quê hương của mình nhiều hơn.

KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

Bài đọc: Về thăm bà - Thạch Lam

(SGK Tiếng việt 4 tập 1 chân trời sáng tạo bài 1)

Câu hỏi 1: Đường vào nhà bà được miêu tả bằng những hình ảnh nào?

Hướng dẫn trả lời:

Đường vào nhà bà được miêu tả bằng những hình ảnh:

  • Trên con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió.

  • Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí.

  • Bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà.

Câu hỏi 2: Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của hai bà cháu khi gặp lại nhau.

Hướng dẫn trả lời:

Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của hai bà cháu khi gặp lại nhau:

  • Thanh cảm động và mừng rỡ.

  • Bà đôi mắt hiền từ, âu yếm, thương mến.

Câu hỏi 3: Những chi tiết nào thể hiện sự quan tâm của bà đối với Thanh?

Hướng dẫn trả lời:

 Những chi tiết thể hiện sự quan tâm của bà đối với Thanh:

  • Bà giục Thanh vào nhà kẻo nắng.

  • Bà hỏi Thanh ăn cơm chưa.

  • Bà giục Thanh đi rửa mặt rồi nghỉ kẻo mệt.

Câu hỏi 4: Vì sao mỗi lần trở về với bà, Thanh luôn thấy thong thả và bình yên?

Chọn câu trả lời đúng:

  • Vì bà vẫn che chở cho Thanh như những ngày còn nhỏ.

  • Vì bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để yêu mến Thanh.

  • Vì căn nhà và thửa vườn của bà rất mát mẻ, dễ chịu.

  • Vì nước trong bể mát rượi, soi bóng những mảnh trời xanh.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: Vì bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để yêu mến Thanh.

Câu hỏi 5: Kể về một vài việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người thân đối với em.

Hướng dẫn trả lời:

Những việc làm thể hiện sự quan tâm của mọi thành viên trong gia đình đối với em trong cuộc sống hằng ngày:

  • Bố đón hai chị em sau mỗi giờ tan học

  • Cha chăm sóc em khi mẹ đi công tác vắng...

  • Cha mẹ chăm sóc lo lắng cho em khi em đau ốm,...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về động từ

Bài tập 1: Tìm động từ trong các đoạn văn, đoạn thơ dưới đây:

a. Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường

Lá khô

Gió cuốn

Bụi bay

Cuồn cuộn

Cỏ gà rung tai

Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Hàng bưởi

Đua đưa

Bế lũ con

Đầu tròn

Trọc lốc

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc

Sấm

Ghé xuống sân

Khanh khách

Cười

Trần Đăng Khoa

b. Mùa xuân về, những cành cây khẳng khiu bắt đầu nhú lộc biếc. Nắng ban mai tỏa khắp mặt đất, đánh thức mọi vật. Hai bên đường, những khóm hoa dại đua nhau nở.

Thanh Sơn

Hướng dẫn trả lời:

Động từ trong các đoạn văn, đoạn thơ trên:

a. Mặc, ra trận, múa gươm, hành quân, gió cuốn, bụi bay, rung tai, nghe, gỡ tóc, đu đưa, bế lũ con, rạch, ghé xuống sân, cười.

b. Về, nhú lộc, tỏa khắp, đánh thức, nở

Bài tập 2: Tìm 2 - 3 động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc của em:

  • Sau một tiết học vui

  • Khi nhận được lời khen

  • Khi được nghe một bài hát hoặc câu chuyện hay

Hướng dẫn trả lời:

 2 - 3 động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc của em:

  • Sau một tiết học vui: cười đùa, yêu thích, phấn khích

  • Khi nhận được lời khen: vui vẻ, yêu đời

  • Khi được nghe một bài hát hoặc câu chuyện hay: thích thú, lắng đọng, 

Bài tập 3: Đặt 1 - 2 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 2.

Hướng dẫn trả lời:

Sau giờ học Khoa học, em cùng các bạn cười đùa vui vẻ.

Bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" đã lắng đọng trong em từ lần đầu được nghe.

Bài tập 4: Chọn động từ phù hợp trong ngoặc đơn thay cho mỗi *.

       Những ngày hai anh em Thành về quê nội, bố mẹ rất (lo, nhớ, mong). Mẹ còn * (sợ, lo, nghĩ) ông bà vất vả hơn khi phải chăm sóc các cháu. Bố thì * (mong, nhớ, nghĩ) đây là dịp hai đứa được gặp ông bà, họ hàng bên nội.

      Cả hai anh em đều cảm thấy * (vui, nhớ, tiếc) khi những ngày hè trôi qua rất nhanh.

Minh Khuê

Hướng dẫn trả lời:

       Những ngày hai anh em Thành về quê nội, bố mẹ rất lo. Mẹ còn sợ ông bà vất vả hơn khi phải chăm sóc các cháu. Bố thì nghĩ đây là dịp hai đứa được gặp ông bà, họ hàng bên nội.

      Cả hai anh em đều cảm thấy tiếc khi những ngày hè trôi qua rất nhanh.

VIẾT

Trả bài văn kể chuyện

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngơih lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người.

Bài tập 1: Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.

Ưu điểm:

  • Chọn được câu chuyện hấp dẫn

  • Chọn được đúng ngôi kể

  • Cấu trúc rõ ràng

  • Kể cụ thể sự việc ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh.

  • Biết thêm vào lời nói, hành động,... của nhân vật.

  • ?

Hạn chế:

  • Diễn đạt

  • Chính tả

  • ?

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tự nghe nhận xét của thầy cô trên lớp về bài làm của mình.

Bài tập 2: Đọc lời nhận xét của thầy cô và tự chỉnh sửa bài viết của em.

  • Cấu tạo

  • Trình tự các sự việc

  • Dùng từ

  • Viết câu

  • Chính tả

  • ?

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tự chỉnh sửa bài viết của mình.

Bài tập 3: Viết lại đoạn văn kể sự việc chính thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh cho hay hơn.

Gợi ý:

  • Thêm vào chi tiết tả ngoại hình (hoặc hành động, ý nghĩ,...) của nhân vật

  • Thêm vào suy nghĩ, cảm xúc của em

  • ?

Hướng dẫn trả lời:

Câu chuyện "Cậu bé thông minh":

    Ngày đó nhà vua mong tìm kiếm được người tài giỏi để giúp nước nhà, phụ giúp việc triều chính. Bấy giờ nhà vua bèn sai viên quan đi dò la khắp nơi mong tìm thấy người tài, bao câu hỏi oái ăm, hóc búa đặt ra cho mọi người từ viên quan, mất thời gian mà mãi chẳng tìm thấy người nào ưng ý. Bỗng đi qua một cánh đồng, viên quan bèn dừng lại hỏi hai cha con đang cặm cụi làm ruộng phía xa là con trâu của họ một ngày cày được mấy đường. Đáp lại câu hỏi ấy là sự ngơ ngác của người cha đi tìm câu trả lời, ngay lúc đó đứa con của ông khoảng chừng bảy tám tuổi nhanh nhảu hỏi lại quan viên là con ngựa của quan đi bao nhiêu bước một ngày, nếu quan cho cậu bé được câu trả lời được thì khi đó ông sẽ cho biết con trâu của họ cày được mấy đường. Vừa dứt lời quan viên sửng sốt, ông không tìm ra đáp án nào cho hợp lí, ổn cả. Trong lòng ông vui mừng và nghĩ đây chính là nhân tài ông đang tìm kiếm chứ chẳng đâu xa nên đã nhanh chóng phi ngựa trở về tâu với nhà vua.

    Vua lấy làm mừng rỡ khi nghe kể lại toàn bộ sự việc nhưng vẫn muốn được tiếp tục thử thách cậu bé. Vua sai người đưa đến làng đó ba thúng gạo nếp cùng vài ba con trâu đực, yêu cầu phải nuôi ra được ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hạn nộp là năm sau nếu không cả làng phải chịu tội. Ai ai trong làng cũng lo lắng, mở cuộc họp làng không biết nhiêu lần mà cũng không tìm ra cách. Lúc này cậu bé ung dung nói với người cha là chẳng bao lâu mới được lộc của vua, kêu bà con hãy mở tiệc ăn mừng còn mọi chuyện để bố con cậu bé trẩy kinh lo liệu. Mấy hôm sau, hai cha con đã khăn gói lên kinh thành, cậu bé đại diện cả làng dũng cảm đứng ra giải quết mọi chuyện, cậu lén vào sân rồng khóc um lên khi lính canh cổng không để ý. Sau một hồi đối đáp thì cậu bé đã làm rõ sự vô lí của nhà vua khi bảo dùng trâu đực mà bắt đẻ con và giúp cả làng thoát khỏi thử thách lần này. Vua cùng các đình thần công nhận cậu bé là thông minh lỗi lạc.

    Mọi chuyện chưa dừng ở đây, vua lại tiếp tục cho thách thức, thử tài cậu bé đến cùng, Hôm sau đó vua sai người đem đến một con chim sẻ lệnh là phải dọn được ba cỗ thức ăn. Cậu bé liền đưa cho sứ giả chiếc kim may không một chút phân vân, đắn đo bảo tâu với vua rèn cho cậu con dao để xẻ thịt chim. Nhà vua đã phục hẳn sau lần này và cho gọi hai cha con vaò ban thưởng hậu hĩnh.

    Nước láng giềng khi đó luôn lăm le, suy tính việc thâu tóm, chiếm bờ cõi của nhà vua. Chúng muốn thử xem bên ta có người tài hay không nên đã sai sứ giả đem sang một vỏ ốc vặn rất dài, rỗng ở hai đầu, đố ai có thể làm sao xâu được sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Sau nhiều lần thử thực hiện nhưng không đại thần, ông trạng hay nhà thông thái nào làm được, nhà vua bèn cho gọi cậu bé thông minh vào. Cậu bé điềm tĩnh hát lên câu hát ngay khi sứ giả kết thúc và bảo sứ giả hãy làm theo cách đó. Cuối cùng kết quả cho khiến cho sứ giả nước láng giềng phải thán phục trở về nước.

Bài tập 4: Cùng bạn bình chọn:

Đoạn mở bài hấp dẫn

Đoạn kết bài ấn tượng

Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tự bình chọn.

VẬN DỤNG

Bài tập: Nói hoặc viết lời yêu thương gửi tới một người thân của em.

Hướng dẫn trả lời:

Con yêu mẹ nhiều lắm, nhân ngày mồng 8-3 con tặng mẹ bông hoa ạ.

Con cảm ơn bà nội vì đã luôn quan tâm và dạy bảo con những bài học sâu sắc và bổ ích.  

Tìm kiếm google: Giải tiếng việt 4 chân trời bài đọc 1 Về thăm bà, giải tiếng việt 4 chân trời sáng tạo bài 1 về thăm bà, giải tiếng việt 4 tập 1 CTST bài về thăm bà

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 1

CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 2

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU


Copyright @2024 - Designed by baivan.net