Giải chi tiết Tiếng việt 4 Chân trời Bài 1: Yết Kiêu

Giải bài 1: Yết Kiêu tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật dưới đây:

 Giải chi tiết Tiếng việt 4 Chân trời Bài 1: Yết Kiêu

Hướng dẫn trả lời:
     Nói về tài năng, ngay từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng học đến đâu, hiểu đến đấy, học một biết mười, khi đã ngồi học thì tập trung tư tưởng rất cao, luôn muốn thực nghiệm những điều đã học vào đời sống. Trong khi vui chơi như câu cá, thả diều, bẫy chim, Vinh luôn kết hợp với việc học. Lúc thả diều, Lương Thế Vinh rung dây diều để tính toán, ước lượng chiều dài, chiều cao. Khi câu cá, cậu bé Vinh tìm hiểu đời sống các sinh vật, ước tính đo lường chiều sâu ao hồ, chiều rộng sông ngòi... và kiểm tra lại bằng thực nghiệm, Vinh đã nghĩ ra cách đo bóng cây mà suy ra chiều dài của cây.
 
Tài năng của Lương Thế Vinh được thể hiện trên nhiều mặt, nổi bật nhất đó là tài năng toán học, nhưng muốn hiểu được sâu sắc về con người Lương Thế Vinh, cần phải tìm hiểu hoạt động của ông trên lĩnh vực ngoại giao. Năm 1480, quan hệ với triều Minh nổi lên vấn đề vùng biên giới phía Bắc với việc sứ thần của ta bị giam bắt, thổ tù người Quảng Tây đem quân gây rối, chiếm cứ đất đai, triều Minh đòi hỏi yêu sách... Trước thực trạng này, nhà vua và triều thần nhà Lê có bàn bạc và sai người sang tuế cống nhà Minh. Lương Thế Vinh ngoài công việc hàn lâm trong triều, còn được vua giao việc thảo những văn thư ngoại giao với nhà Minh. Việc này, ông đã thay mặt nhà vua soạn 3 bài biểu gửi triều đình Minh đòi chấm dứt các hành động gây rối trên.

KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

Bài đọc: Yết Kiêu - Lê Thi

(SGK tiếng việt 4 tập 1 chân trời sáng tạo tập 1 bài 1)

Câu hỏi và bài tập:

Câu hỏi 1: Những chi tiết nào nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha? 

Hướng dẫn trả lời:

Những chi tiết nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha là:

  • Yết Kiêu xin cha đi đánh giặc: "Con đi đánh giặc đây, cha ạ!"

  • Người cha trách bản thân mình không giúp được gì cho đất nước: "Mẹ con mất sớm, cha thì tàn tật không làm gì được."

  • Yết Kiêu và cha nghĩ đến cảnh "nước mất nhà tan": "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan"

  • Người cha đồng ý cho Yết Kiêu đi đánh giặc: "Ấy, cha cũng nghĩ đến chuyện đó. Thôi con cứ đi"

Câu hỏi 2: Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là "Người dân thường mà phi thường."?

Hướng dẫn trả lời:

Bởi vì Yết Kiêu đi đánh giặc chỉ xin nhà vua một loại binh khí duy nhất đó là một chiếc dùi sắt để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì Yết Kiêu có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Câu hỏi 3: Tìm các từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc.

Hướng dẫn trả lời:

Các từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc: 

  • "Ta là Yết Kiêu, một chàng trai đất Việt".

  • "Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?" - "Phải"

  • "Phải là lẽ phải".

  • "Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của ngươi vẫn đắm!"

  • "Nhiều không đếm xuể. Ta chưa giỏi, làm không khéo nên mới bị bắt".

  • Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi.

Câu hỏi 4: Màn kịch thứ ba kết thúc như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Màn kịch thứ ba kết thúc trong chiến thắng của Yết Kiêu. Ông đã nhảy xuống nước trốn đi khi giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về tính từ

Bài tập 1: Thay * bằng một trong các từ hơi, rất, quá , lắm.

a. Vì có thân hình nặng nề, voi di chuyển * chậm.

b. Ở đâu có nguồn, nước suối * trong.

c. Khóm hoa mười giờ đẹp * !

d. Vì bị ốm, không được đi chơi Thảo Cầm Viên nên Lan * buồn.

e. Bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy con chim xanh, cây xấu hổ tiếc *.

Hướng dẫn trả lời:

a. Vì có thân hình nặng nề, voi di chuyển rất chậm.

b. Ở đầu nguồn, nước suối rất trong.

c. Khóm hoa mười giờ đẹp quá !

d. Vì bị ốm, không được đi chơi Thảo Cầm Viên nên Lan hơi buồn.

e. Bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy con chim xanh, cây xấu hổ tiếc lắm.

Bài tập 2: Sắp xếp các tính từ trong mỗi nhóm sau theo thứ tự tăng dần mức độ gợi tả màu sắc.

  • xanh ngắt, sanh nhạt, xanh

  • tím, tim tím, tím ngắt

  • đỏ rực, đỏ,đo đỏ

  • trắng, trăng trắng, trắng tinh

Hướng dẫn trả lời:

Sắp xếp:

  • xanh nhạt, xanh, xanh ngắt

  • tim tím, tím, tím ngắt

  • đo đỏ, đỏ, đỏ rực

  • trăng trắng, trắng, trắng tinh

Bài tập 3: Thay từ in đậm trong các câu sau bằng một tính từ phù hợp giúp câu văn sinh động hơn.

M: Em bé có đôi mắt đen.

=> Em bé có đôi mắt đen láy.

a. Giàn mướp đã nở hoa vàng.

b. Bụi hoa nhài trong vườn tỏa hương thơm.

c. Bé gái có nụ cười tươi.

Hướng dẫn trả lời:

a. Giàn mướp đã nở hoa vàng.

=> Giàn mướp đã nở hoa vàng hoe.

b. Bụi hoa nhài trong vườn tỏa hương thơm.

=> Bụi hoa nhài trong vườn tỏa hương thơm ngát.

c. Bé gái có nụ cười tươi.

=> Bé gái có nụ cười tươi tắn.

Bài tập 4: Đặt 3 - 4 câu miêu tả vẻ đẹp của một loài hoa thường có vào ngày Tết ở địa phương em.

Hướng dẫn trả lời:

     Nhà em mới mua một cây hoa đào trông rất đẹp. Nụ hoa mọc đây cành cây như những đốm lửa đỏ đậu trên cành. Hoa đào bung nở rất đẹp, màu hoa đỏ thắm, đài hoa bé xinh nâng đỡ lấy những cánh hoa mảnh mai, mềm mọi. Nhị hoa màu vàng ở giữa bông. 

VIẾT

Luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc

Đề bài: Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng.

Bài tập 1: Trao đổi với bạn:

a. Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của trường em được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?

b. Buổi lễ gồm có những sự việc nào?

Văn nghệ chào mừng/ Tri ân thầy cô/ Giao lưu/ Chụp ảnh kỉ niệm/?

c. Em ấn tượng với sự việc nào nhất?

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh có thể dựa vào những gợi ý sau:

a. Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường em được tổ chức tại trường, vào ngày 20/11 hàng năm.

b. Buổi lễ kỉ niệm sẽ có các sự kiện như: văn nghệ chào mừng, tri ân thầy cô, giao lưu và chụp ảnh kỉ niệm.

c. Em ấn tượng với sự kiện tri ân thầy cô giáo nhất, vì đây là dịp để các em học sinh có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn, tri ân đến các thầy cô đã dành cả tuổi thanh xuân để dạy dỗ và giúp đỡ mình.

Bài tập 2: Nhớ lại nội dung sự việc em em thích và lập dàn ý cho bài viết dựa vào gợi ý:

 Giải chi tiết Tiếng việt 4 Chân trời Bài 1: Yết Kiêu

Hướng dẫn trả lời:

1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về ngày Nhà giáo Việt Nam:

Gợi ý: Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20 tháng 11 là một dịp lễ lớn thầy cô giáo. Và em vẫn còn nhớ mãi về buổi lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.

2. Thân bài:

a. Trước buổi lễ

- Thời gian, địa điểm: Buổi lễ mít tinh thường được tổ chức vào buổi sáng tại khu vực sân trường.

- Em thức dậy thật sớm, ăn mặc gọn gàng và đến trường dự lễ mít tinh kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Khung cảnh ngôi trường:

  • Sân trường rất sạch sẽ.

  • Những hàng ghế được xếp ngay ngắn.

  • Ở phía trên khu vực sân khấu treo một tấm băng rôn màu xanh có dòng chữ: “LỄ KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11”.

- Thầy, cô giáo ăn mặc trang trọng, lịch sự:

  • Các thầy mặc quần âu, áo sơ mi.

  • Còn các cô giáo thì mặc áo dài.

b. Trong buổi lễ

  • Mở đầu là những tiết mục văn nghệ như “Bụi phấn”, “Người thầy”...

  • - Sự việc gây cho em nhiều ấn tượng nhất: Trong buổi biểu diễn văn nghệ có rất nhiều tiết mục đặc sắc, trong đó em thích nhất là tiết mục Thầy bói xem voi. Tiết mục minh họa lại truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" do các bạn học sinh lớp 3A biểu diễn. Cả sân trường được một phen cười no bụng.

  • Lễ chào cờ diễn ra trang nghiêm.

  • Thầy hiệu trưởng đã gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo.

  • Đại diện cho học sinh toàn trường phát biểu lời tri ân.

c. Kết thúc buổi lễ

  • Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của thầy và trò.

  • Nhiều học sinh cũ về thăm lại thầy cô - những người có công ơn dạy dỗ họ nên người.

Sau buổi lễ, chúng em đã đến gặp và gửi tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị của ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11).

Gợi ý: Một ngày lễ thật ý nghĩa để tôn vinh thầy cô - những người lái đò thầm lặng đã đưa biết bao chuyến đò đến bờ của thành công.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Ghi chép vào sổ tay những điều em ấn tượng về nhân vật Yết Kiêu.

Hướng dẫn trả lời:

     Yết Kiêu là một người anh hùng Việt Nam, chống giặc ngoại xâm tốt nhất trong tâm trí em. Ông đã tận dụng thủy triều để đánh giặc. Ông còn lặn dưới biển khoảng hai tiếng để chờ thời cơ đánh giặc. Đó là một kỉ lục mà đến người quốc tế cũng không ai làm được. Yết Kiêu quả thật là một vị thần huyền thoại của đất nước Việt Nam ta.

Tìm kiếm google: Giải tiếng việt 4 chân trời bài Yết Kiêu, giải tiếng việt 4 chân trời sáng tạo bài Yết Kiêu, giải tiếng việt 4 tập 1 CTST bài Yết Kiêu

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 1

CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 2

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU


Copyright @2024 - Designed by baivan.net