Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy nêu một tình huống khiến em khó khăn khi không tự giải quyết được vấn đề của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời: Một số tình huống khiến em khó khăn khi không tự giải quyết được vấn đề của mình là:
+ Em đang thắc mắc một đề thi Toán nhưng không dám hỏi thầy cô/ bạn bè.
+ Em không thể làm bình tĩnh khi làm việc nhóm với các bạn.
+ Em muốn xin bố mẹ cho đi học thêm để trau dồi vốn ngoại ngữ nhưng không dám nói với ba mẹ.
+ Em muốn tham gia vào đội tuyển cờ vua của trường nhưng không có đủ can đảm đăng kí.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Những vấn đề mà các em nêu ở trên liệu đã tìm được cách xử lí phù hợp hay chưa? Vậy làm thế nào để tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay Tuần 3 – Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.
Hoạt động 4: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ những khó khăn trong giải quyết vấn đề mà em gặp phải và cách em đã xử lí Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Ở phần Khởi động, các em đã nêu những loại khó khăn mà các em khó có thể tự giải quyết, vậy các loại khó khăn đó sẽ được phân loại như thế nào? - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Em hãy liệt kê những khó khăn mà em khó có thể tự giải quyết và phân loại các loại khó khăn đó theo tiêu chí sau: + Trong quan hệ với bạn bè: + Trong quan hệ với thầy cô: + Trong quan hệ với bố mẹ: + Trong học tập: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.11 và trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. | IV. Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề 1. Chia sẻ những khó khăn trong giải quyết vấn đề mà em gặp phải và cách em đã xử lí - Trong quan hệ với bạn bè: dễ nổi nóng khi tranh luận, làm việc thụ động, nhút nhát, không dám chia sẻ ý kiến với các bạn, lười biếng, ỉ lại vào trưởng nhóm,… - Trong quan hệ với thầy cô: không dám hỏi thầy cô khi gặp khó khăn trong học tập, không dám nhờ thầy cô giúp đỡ khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, anh chị lớp trên, không dám hỏi lại bài thầy cô khi chưa hiểu bài giảng, không dám chia sẻ với thầy cô khi gặp vấn đề về sức khỏe, khi gặp hiểu lầm trong lớp,… - Trong quan hệ với bố mẹ: chưa biết cách chia sẻ với bố mẹ, không dám xin bố mẹ tham gia vào câu lạc bộ mình yêu thích, không dám xin bố mẹ cho đi chơi với bạn bè, không dám chia sẻ với bố mẹ những chuyện riêng tư của mình, chưa chia sẻ với bố mẹ về nguyện vọng của mình trong tương lai, không dám chia sẻ những chuyện mình gặp phải trên trường,… - Trong học tập: chưa tìm được phương pháp học tập hiệu quả, không có động lực học tập, dễ dàng bỏ cuộc, không kiên trì, thiếu kiên nhẫn, có quá nhiều thứ phải học và không biết trọng tâm ở đâu, chịu áp lực từ gia đình, khả năng tập trung học hành ngắn hạn, dễ bị xao lãng,… |
Nhiệm vụ 2. Trao đổi về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp những khó khăn mà em không tự giải quyết được Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Khảo sát thú vị. - GV nêu luật chơi: Mỗi tổ cử ra một bạn đóng vai Phóng viên và đi thực hiện khảo sát các bạn trong tổ. Phóng viên sẽ đặt câu hỏi: Bạn thường gặp loại khó khăn gì và khi đó thì bạn thường tìm kiếm sự hỗ trợ từ ai? - Sau khi kết thúc trò chơi, GV phát cho HS phiếu khảo sát và yêu cầu: Em hãy hoàn thành Phiếu khảo sát sau và nộp lại cho bản tổ trưởng để tổng kết số liệu. | 2. Trao đổi về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp những khó khăn mà em không tự giải quyết được - Người có thể hỗ trợ khi gặp khó khăn: bạn bè, bố mẹ, người thân, thầy, cô, nhà tâm lí học. - Gợi ý Phiếu khảo sát: - Cách chia sẻ khi gặp người hỗ trợ:
|
-----------------Còn tiếp----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác