Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 6: Một số vấn đề an ninh toàn cầu

Soạn mới Giáo án địa lí 11 CTST bài Một số vấn đề an ninh toàn cầu. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ AN NINH TOÀN CẦU

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay.
  • Khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức thế mới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí, sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số tranh ảnh/video về an ninh và hòa bình thế giới.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế về an ninh toàn cầu, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi: GV chia lớp thành 2 nhóm HS mỗi nhóm lần lượt liệt kê ngắn gọn các cặp từ trái nghĩa liên quan đến vấn đề an ninh toàn cầu và bảo vệ hòa bình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS tham gia trò chơi.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã tác động sâu sắc đến những vấn đề an ninh toàn cầu. Vậy, một số vấn đề an ninh toàn cầu nổi bật hiện nay là gì? Tại sao cần phải bảo vệ nền hòa bình thế giới, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Một số vấn đề an ninh toàn cầu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số vấn đề an ninh toàn cầu

  1. Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu:

An ninh toàn cầu hiện đang là thách thức đặt ra đối với toàn thế giới.

An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống được sử dụng phổ biến trong các hội nghị; diễn đàn khu vực, quốc tế; hợp tác song phương đa phương giữa các quốc gia.

-  GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu an ninh lương thực.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu an ninh nguồn nước.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu an ninh năng lượng.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu an ninh mạng.

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:….

Vấn đề an ninh toàn cầu:……

Khái niệm

 

Biểu hiện

 

Nguyên nhân

 

Giải pháp

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận theo nhóm trong 5 phút và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Một số vấn đề an ninh toàn cầu

Phiếu học tập trình bày dưới phần Hoạt động 1.

PHIẾU HỌC TẬP

 

An ninh lương thực

An ninh nước

An ninh năng lượng

An ninh mạng

Khái niệm

Sự bảo đảm về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.

Sự bảo đảm về trữ lượng nước chất lượng nước để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái, đồng thời cũng là sự bảo đảm được bảo vệ trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hòa bình và ổn định chính trị.

Việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng, giá cả hợp lí, đồng thời phải tiến hành công tác bảo vệ môi trường và cung cấp khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Biểu hiện

Năm 2021, thế giới có khoảng 2,3 tỉ người (chiếm 29,3% số dân thế giới) bị đói.

- Hệ thống sông bị ô nhiễm, cạn kiệt.

- Có khoảng hơn 2 tỷ người sống ở các quốc gia thiếu hụt nguồn cung cấp nước.

Trữ lượng và sản lượng một số nguồn năng lượng hóa thạch có xu hướng giảm, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt trong tương lai.

- Các hoạt động gây mất an toàn an ninh mạng ngày càng nhiều và diễn biến nhanh, phức tạp, tinh vi hơn.

- Các cuộc tấn công mạng xuyên quốc gia gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

- Các cuộc tấn công hệ thống hạ tầng thông tin, truyền thông quốc gia có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình thế giới.

Nguyên nhân

Xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,...

Do hoạt động của con người

Xung đột, mâu thuẫn ở nhiều nước và khu vực.

 

Giải pháp

- Cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ cao nhất.

- Tăng sản xuất lương thực, tăng năng suất và sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế.

- Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia bằng nhiều biện pháp.

- Các tổ chức quốc tế phối hợp nghiên cứu, thảo luận, triển khai những sáng kiến hành động nhằm giải quyết các thách thức của vấn đề an ninh nguồn nước.

- Các quốc gia cùng một lưu vực sông cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và kiểm soát nguồn nước.

- Mỗi quốc gia chủ động bảo vệ nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm nước và đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, công nghệ xử lí nước và tái sử dụng nước...

- Sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lí, tìm kiếm và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.

- Các tổ chức quốc tế phát huy vai trò, tăng cường đối thoại, đàm phán và hợp tác về vấn đề năng lượng.

- Xây dựng các chiến lược, luật an ninh mạng; thành lập và tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, phòng chống khủng bố mạng, tội phạm mạng....

- Đào tạo ngành an ninh mạng, tăng cường phòng thủ an

----------------Còn tiếp-----------------

Soạn mới giáo án Địa lí 11 CTST bài 6: Một số vấn đề an ninh toàn cầu

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 chân trời mới, soạn giáo án địa lí 11 chân trời bài Một số vấn đề an ninh toàn cầu, giáo án địa lí 11 chân trời

Soạn giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay