Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 cánh diều Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 34: HỆ THẦN KINH VÀ CÁC GIÁC QUAN Ở NGƯỜI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Thu nhận hình ảnh, màu sắc của sự vật và hiện tượng, là chức năng của

  1. Thị giác
  2. Thính giác
  3. Xúc giác
  4. Vị giác

Câu 2: Chất xám là

  1. Căn cứ của các phản xạ không điều kiện.
  2. Đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
  3. Căn cứ của phản xạ có điều kiện.
  4. Cả A và C

Câu 3: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?

  1. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
  2. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
  3. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
  4. Vành tai hứng sóng âm → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng nhĩ rung → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.

 

Câu 4:  Bộ phận ngoại biên gồm

  1. Các hạch thần kinh
  2. Các hạch thần kinh và dây thần kinh
  3. Não
  4. Não và tủy sống

Câu 5: Hệ thần kinh ở người có chức năng

  1. Điều khiển cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
  2. Điều hòa cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
  3. Phối hợp hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người?

  1. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
  2. Xử lí các kích thích về sóng âm
  3. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
  4. Truyền sóng âm về não bộ

Câu 7: Chất trắng là

  1. Căn cứ của các phản xạ không điều kiện.
  2. Đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
  3. Căn cứ của phản xạ có điéu kiện.
  4. Cả A và C

 

Câu 8: Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là

  1. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.
  2. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.
  3. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.
  4. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.

Câu 9: Mống mắt còn có tên gọi khác là

  1. lòng đen.
  2. lỗ đồng tử.
  3. điểm vàng.
  4. điểm mù.

Câu 10: Chức năng của tủy sống là gì?

  1. Điều khiển các hoạt động ở tứ chi
  2. Dẫn truyền (do chất trắng đảm nhiệm)
  3. Phản xạ (chất xám là trung khu của các phản xạ không điều kiện)
  4. Cả B và C

Câu 11: Viễn thị là gì?

  1. Là tật mà mắt có khả năng nhìn gần
  2. Là tật mắt có khả năng nhìn xa
  3. Là tật mắt không có khả năng nhìn
  4. Là tật mắt có khả năng nhìn rõ

Câu 12: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở

  1. màng bên.
  2. màng cơ sở.
  3. màng tiền đình.
  4. màng cửa bầu dục.

Câu 13: Cơ quan thị giác bao gồm

  1. Tế bào thụ cảm thị giác
  2. Dây thần kinh thị giác
  3. Vùng thị giác
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 14: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào?

  1. Vành tai, tai giữa, tai trong.
  2. Tai ngoài, tai giữa, tai trong.
  3. Vành tai, ống tai, màng nhĩ.
  4. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong.

 

Câu 15: Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào?

  1. Các tế bào thụ cảm nằm ở màng lưới
  2. Dây thần kinh thị giác
  3. Vùng thị giác ở thùy chẩm
  4. Cả A, B và C

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Nhờ khả năng điều tiết của … mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.

  1. thể thủy tinh
  2. thủy dịch
  3. dịch thủy tinh
  4. màng giác

Câu 2: Hầu hết các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não và các phần dưới của não đều bắt chéo ở

  1. hành tủy hoặc tủy sống.
  2. não trung gian hoặc trụ não.
  3. tủy sống hoặc tiểu não.
  4. tiểu não hoặc não giữa.

Câu 3: Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất?

  1. Màng giác
  2. Thủy dịch
  3. Dịch thủy tinh
  4. Thể thủy tinh

Câu 4: Ở mắt người, điểm mù là nơi

  1. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.
  2. nơi tập trung tế bào nón.
  3. nơi tập trung tế bào que.
  4. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.

Câu 5: Ở người, hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống thuộc về

  1. phân hệ đối giao cảm và hệ thần kinh vận động.
  2. hệ thần kinh vận động.
  3. phân hệ đối giao cảm.
  4. phân hệ giao cảm.

Câu 6: Bộ phận kích thích trung ương nằm ở đâu?

  1. Dây thần kinh hướng tâm
  2. Vỏ não
  3. Thùy chẩm
  4. Dây thần kinh số 12

 

Câu 7: Ảnh của vật hiện trên điểm vàng nhìn rõ nhất là vì

  1. Ở điểm vàng mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận
  2. Ảnh của vật được truyền về não nhiều lần
  3. Ảnh của vật ở điểm vàng được truyền về não qua từng tế bào kinh riêng rẽ
  4. Câu A và C đúng

Câu 8: Vị trí của tế bào hình nón và chức năng của chúng là gì?

  1. Tập trung ở điểm vàng, trả lời kích thích
  2. Ở màng lưới, tiếp nhận các kích thích của ánh sáng mạnh và màu sắc
  3. Ở cầu mắt liên hệ với tế bào thần kinh thị giác
  4. Cả A, B và C

Câu 9: Vai trò của cơ quan phân tích thị giác?

  1. Giúp nhận biết tác động của môi trường
  2. Phân tích hình ảnh
  3. Phân tích màu sắc
  4. Phân tích các chuyển động

Câu 10: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người?

  1. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
  2. Xử lí các kích thích về sóng âm
  3. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
  4. Truyền sóng âm về não bộ

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Chọn câu sai trong các câu sau

  1. Tuỷ sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng.
  2. Tri não gồm chất trắng ở trong và chất xám ở ngoài.
  3. Não trung gian nằm giữa trụ não và đại nao.
  4. Tiểu não có vai trò điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.

Câu 2: Tủy sống có 2 chỗ phình ở vị trí nào?

  1. Ngực và thắt lưng
  2. Cổ và thắt lưng
  3. Cổ và ngực
  4. Ngực và xương cùng

Câu 3: Khi bụi vào mắt, ta thường dụi mắt làm mắt đỏ lên, bụi đã lọt vào phần nào của mắt? 

  1. Màng giác
  2. Màng cứng
  3. Màng mạch
  4. Màng lưới

Câu 4: Ráy tai có là do đâu?

  1. Do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra.
  2. Do tai ẩm.
  3. Do tế bào thụ cảm tiết ra.
  4. Do chất dịch ở màng trong của tai tiết ra.

Câu 5: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não?

  1. Tim đập nhanh khi nhìn thấy chó dại chạy đến gần
  2. Môi tím tái khi trời rét
  3. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc
  4. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu

Câu 6: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên?

  1. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
  2. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.
  3. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
  4. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc.

Câu 7: Nếu âm thanh ở bên phía tai phải thì tai nào nhận được sóng âm trước?

  1. Tai trái.
  2. Tai phải.
  3. Cả hai tai cùng nhận.
  4. Một trong hai tai.

Câu 8: Các vùng chức năng chỉ có ở não người mà không có ở động vật là

  1. Vùng hiểu tiếng nói, vận động ngôn ngữ, vận động.
  2. Vùng hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết, cảm giác,
  3. Vùng hiểu tiếng nói, vùng nói, vùng viết.
  4. Vùng hiểu tiếng nói, vận động ngôn ngữ, hiểu chữ viết.

Câu 9: Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa?

  1. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
  2. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
  3. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 10: Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?

  1. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm thiếu nguy cơ viêm tai giữa
  2. Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.
  3. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách âm…).
  4. Tất cả các phương án còn lại.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đây không phải chất gây nghiện thần kinh

  1. Ma túy
  2. Nicotine
  3. Etanol
  4. Glucose

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 cánh diều, bộ trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều, trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com