Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TUẦN 10: HOẠT ĐỘNG 2
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mở File nhạc bài hát “Con đường đến trường” cho cả lớp cùng nghe. GV khuyến khích HS hát theo giai điệu bài hát.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tích cực lắng nghe giai điệu và ca từ bài hát
- GV quan sát thái độ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận của em về nội dung bài hát.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các chia sẻ của HS.
- GV dẫn dắt bài học: Mỗi chúng ta đều mong muốn “mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui và bổ ích”. Nhưng hiện nay, tệ nạn bắt nạt học đường lại rộ ra, do đó việc đến trường với một số bạn trở thành nỗi ám ảnh. Vậy mỗi chúng ta cần làm gì để phòng, tránh bắt nạt học đường, chúng ta cùng tìm hiểu Nhiệm vụ 2 – Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ các tình huống bắt nạt học đường em đã gặp hoặc chứng kiến. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi tìm điểm chung”. - GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi về tình huống bắt nạt học đường mà các em đã gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý: + Tình huống đó là gì? + Tình huống đó diễn ra khi nào và ở đâu? + Phản ứng và cảm xúc của mọi người trong tình huống đó như thế nào? + Khi đó, em đã làm gì? Em có cảm xúc như thế nào?... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi và chia sẻ cho thành viên còn lại trong nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày về tình huống mà em và bạn đã gặp hoặc chứng kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chốt lại. *Nhiệm vụ 2. Trao đổi về các biểu hiện của bắt nạt học đường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý trong sgk. - GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm về các biểu hiện của bắt nạt học đường, nêu ví dụ cụ thể cho từng biểu hiện và dự đoán những hậu quả của hành vi đó đối với người bị bắt nạt. Các nhóm HS trao đổi và ghi ý kiến theo mẫu.
- GV đặt câu hỏi: Em đã từng chứng kiến những hành vi bắt nạt như vậy trong lớp và trong trường chưa? Lúc đó, em cảm thấy như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một vài nhóm lên trình bày kết quả vừa trao đổi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chỉ ra một số hành vi còn tồn tại trong lớp mình (nếu có) sau đó kết luận về biểu hiện của bắt nạt học đường. - GV chia sẻ về ý nghĩa của tình bạn đối với mỗi cá nhân. *Nhiệm vụ 3. Trao đổi về cách phòng, tránh bắt nạt học đường. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thảo luận về nguyên nhân dẫn đến hành vi bắt nạt. - GV nêu kết luận. - GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý trong sgk và thảo luận theo nhóm về những cách phòng, tránh bắt nạt học đường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lần lượt tiếp nhận các nội dung GV đưa ra và thực hiện. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết và kết luận. *Nhiệm vụ 4. Sắm vai thực hành xử lí các tình huống để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về cách giải quyết các tình huống trong sgk - GV yêu cầu mỗi nhóm xây dựng kịch bản đóng vai các nhân vật để thể hiện cách giải quyết cho từng tình huống. (Lưu ý: Các HS lần lượt đổi vai để tất cả đều được thực hành cách giải quyết.) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động theo nhóm, đọc kĩ tình huống, sắm vai và xử lí tình huống. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần - GV lưu ý các thành viên trong nhóm cần góp ý nhận xét cho phần sắm vai của bạn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm lên trình diễn tình huống trong sgk. - GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có) - Sau khi các nhóm xử lí tình huống, GV đặt câu hỏi: + Khi đóng vai người có hành vi bắt nạt, em cảm thấy thế nào? + Khi đóng vai người bị bắt nạt, em cảm thấy thế nào? + Các em rút ra được bài học gì để giúp phòng, tránh bắt nạt học đường? Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV phân tích và chỉ ra những cách ứng xử hay - GV nhận xét hoạt động. | 2. Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường a. Chia sẻ các tình huống bắt nạt học đường em đã gặp hoặc chứng kiến Gợi ý: + Bạn N giật cuốn truyện bạn H đang đọc và nhận là của N. + Một đám bạn nam chặn đánh bạn T vì T là dân ngoại tỉnh. + Một đám bạn Nữ cấm các bạn còn lại trong lớp chơi với bạn H, nếu chơi sẽ bị đánh. + ………….. => Bắt nạt học đường là một hành vi tiêu cực vì có thể gây tổn thương đến một hoặc nhiều người. Đó cũng là một vấn đề hiện đang rất cần sự quan tâm và nỗ lực phòng, tránh từ nhiều phía (bản thân HS, GV, phụ huynh và cả cộng đồng). b. Trao đổi về biểu hiện của bắt nạt học đường - Biểu hiện của bắt nạt học đường: + Tác động vật lí lên bạn + Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản của bạn. + Cô lập bạn + Thể hiện thái độ, lời nói khinh thường bạn. + Lan truyền những thông tin tiêu cực về bạn. + Ép bạn làm những điều bạn không thích. - Hậu quả của bắt nạt học đường: + Về sức khỏe thể chất: khiến bạn bị tổn thương trên cơ thể. + Về sức khỏe tinh thần: khiến bạn trở nên lo sợ, căng thẳng, bất an, sợ đến trường, mất hứng thú với các hoạt động tập thể của trường/ lớp… *Kết luận: - Hành vi bắt nạt là hành vi làm người khác tổn thương về thể chất (bị đánh đau) và tinh thần (khó chịu, buồn rầu, xấu hổ, cô đơn…) được lặp đi lặp lại nhiều lần. - Hành trình trường thành của mỗi người đều cần có những người bạn. Thật đáng buồn, bởi trên thực tế hiện tượng bắt nạt học đường vẫn còn tồn tại. HS cần có kiến thức để rèn luyện bản thân không trở thành người đi bắt nạt và biết phòng, tránh bị bắt nạt học đường. c. Cách phòng, tránh bắt nạt học đường - Nguyên nhân:
=> Kết luận: Nếu mỗi người không tự biết kiềm chế cảm xúc, mong muốn của bản thân sẽ rất dễ dẫn đến việc thực hiện hành vi gây tổn thương đến người khác. - Cách phòng, tránh bắt nạt học đường:
=> Kết luận: Mỗi người cần chủ động quan sát, quan tâm đến các bạn. Khi thấy bạn có những biểu hiện bất thường thì cần chủ động hỗ trợ và báo cho những người có khả năng giải quyết. d. Sắm vai xử lí tình huống để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường. *Tình huống 1: - Nguyên nhân: Nhóm bạn có vẻ coi thường G và không muốn G tham gia vào hoạt động thảo luận của nhóm. - Cách giải quyết: + G không nên tức giận khi nghe câu nói đó. Chờ các bạn thảo luận xong, G gặp một số bạn trong nhóm để chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình và hỏi lí do các bạn không muốn lắng nghe mình. G có thể nói “Tớ rất thích bóng đá giống các cậu. Tớ cũng quý các cậu. Tớ thực sự muốn được cùng tham gia thảo luận với cả nhóm về các trận bóng đá. Tớ nên làm gì để có thể tham gia vào các hoạt động chung với cả nhóm? + G chia sẻ với các bạn trong lớp hoặc với người thân để được hướng dẫn cách trở nên hòa đồng với nhóm bạn đó. *Tình huống 2. - Nguyên nhân: Nhóm bạn muốn thể hiện sức mạnh với M, hoặc có thể nhóm bạn ghen tị với năng lực của M. - Cách giải quyết: + M không nên im lặng, chịu đựng và đồng ý với yêu cầu vô lí từ nhóm bạn. + M thử thuyết phục nhóm bạn bằng cách đưa ra những hệ quả tiêu cực nếu các bạn vẫn cố thực hiện hành vi đó. Sau đó, M thử đề xuất một cách khác là giúp giảng lại bài cho các bạn vào giờ ra chơi hoặc ngày nghỉ. + Nếu nhóm bạn không đồng ý, M cần nói với ban cán sự lớp và GV chủ nhiệm có cách can thiệp phù hợp, kịp thời. |
Gợi ý bảng kết quả:
Biểu hiện | Hành vi cụ thể |
Tác động vật lí lên bạn | Ngáng chân, kéo tóc bạn, ném đồ về phía bạn… |
Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản của bạn | Thường xuyên giấu đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân của bạn; cố tình viết bậy vào vở của bạn; làm hỏng đồ của bạn;… |
Cô lập bạn | Đặt điều về bạn, lôi kéo các bạn khác trong lớp không chơi với bạn; không cho bạn tham gia thảo luận cùng với nhóm,… |
Lan truyền những thông tin tiêu cực về bạn | Đăng những tin đồn không đúng sự thật về bạn trên mạng xã hội,… |
Thể hiện thái độ, lời nói khinh thường bạn | Không nghe bạn nói, nói những lời gây tổn thương bạn, nhại giọng của bạn, đặt biệt danh để làm bẽ mặt bạn trước lớp… |
Ép bạn làm điều không thích. | Bắt bạn làm bài tập, bắt bạn chỉ bài trong giờ kiểm tra, bắt bạn quỳ gối, bắt bạn trực nhật thay,…. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác