Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài chủ đề 6 tuần 20: Hoạt động 3

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài tuần 20: Hoạt động 3. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 20: HOẠT ĐỘNG 3

TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG THIÊN TAI VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO KHI GẶP THIÊN TAI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai, tầm quan trọng của việc hiểu biết về các biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra.
  • Chuẩn bị tốt những việc cần làm trước khi thiên tai xảy ra tại địa phương nhằm giảm thiểu những rủi ro do thiên tai gây ra.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Thực hiện một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai. 
  • Nhận biết tầm quan trọng của việc hiểu biết về các biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra.
  • Chuẩn bị tốt những việc cần làm trước khi thiên tai xảy ra tại địa phương nhằm giảm thiểu những rủi ro do thiên tai gây ra.
  1. Phẩm chất: 
  • Nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.
  • Yêu nước, yêu quê hương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 2.
  • Tranh, ảnh, video clip về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm gần đây.
  • Chuẩn bị giấy A0, bảng, bút dạ, kẹp,...
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 2.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Hình ảnh, pano, áp phích,... tuyên truyền về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
  • Chuẩn bị các sản phẩm tự học cá nhân theo yêu cầu của GV để tham gia các hoạt động trên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS hứng khởi trước khi bước vào tìm hiểu nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video:

https://www.youtube.com/watch?v=SOFJxxzeUFY (0:33 – 3:55)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Vì sao thiên tai gây ra thiệt hại ngày càng lớn?

+ Theo em, chúng ta cần làm gì để đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

+ Thiên tai gây ra thiệt hại ngày càng lớn bởi:

 

  • Các hộ dân ở vùng núi đang sinh sống tại những căn nhà, khu vực không đảm bảo an toàn.
  • Các cơn mưa lớn, đất phong hóa qua nhiều năm nên mùa mưa luôn trong trạng thái bão hòa nước.
  • Người dân vùng cao chặt phá rừng làm nương rẫy, nhà cũng được dựng sát sông suối, vách núi
  • Cân bằng tự nhiên bị phá vỡ

 

+ Các biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro:

 

  • Xây dựng các dự án phòng chống thiên tai cho từng khu vực, địa bàn
  • Nâng cao năng lực cảnh báo sớm để người dân có thể chủ động phòng chống
  • Tăng cường quản lí thiên tai ở cộng đồng, đánh giá nơi ở an toàn cho người dân vùng núi,...

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: Chủ đề 6 – Hoạt động 3. Tìm hiểu một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết được một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai, tầm quan trọng của việc hiểu biết về các biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra. Từ đó, giúp các em cùng người thân chuẩn bị tốt những việc cần làm trước khi thiên tai xảy ra tại địa phương nhằm giảm thiểu những rủi ro do thiên tai gây ra.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS thực hiện, hình thành kiến thức:
  1. Chia sẻ một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai mà em biết.
  2. Thảo luận về cách đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai trong các tình huống.
  3. Chia sẻ tầm quan trọng của việc hiểu biết về các biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra.
  1. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chia sẻ một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai mà em biết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

- GV hướng dẫn HS viết tên các loại thiên tai, biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai trên giấy A0 đã chuẩn bị theo mẫu sau:

STT

Loại thiên tai

Biện pháp

...

...

...


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và chia sẻ biện pháp đề phòng thiên tai và  giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, góp ý cho HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3. Tìm hiểu một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

a. Chia sẻ một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai mà em biết

Một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai:

- Tìm các biện pháp thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc tác hại của thiên tai.

- Nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai và những diễn biến của nó để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả, với phương châm “Phòng, tránh là chính, tự cứu mình là chính”.

- Thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vật tư tại chỗ) một cách chủ động, thực chất và có hiệu quả.




Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai trong các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ) , yêu cầu HS đọc tình huống SGK tr.56 và đưa ra cách đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai:

+ Nhóm 1, 2: Tình huống 1: Em cùng gia đình đang xem dự báo thời tiết và biết được thông tin về một cơn bão sắp đổ bộ vào khu vực em sống.

+ Nhóm 3, 4: Tình huống 2: Địa phương em xảy ra một đợt mưa lớn và kéo dài trong nhiều ngày. Nhà em ở cạnh sườn đồi, nơi có nguy cơ sạt lở.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc tình huống SGK, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Tình huống 1: Em sẽ cùng gia đình di chuyển đồ đạc dễ bị bão cuốn trôi lên vị trí cao hơn, đồng thời che chắn, rào lại nhà, thiết lập hệ thống thoát nước và kiểm tra lại những chỗ bị rò rỉ. Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ của bão mà gia đình em có thể tích trữ một lượng lương thực vừa đủ để hạn chế ra ngoài khi bão đổ bộ vào đất liền.

+ Tình huống 2: Nhà em sẽ di chuyển xuống nhà văn hóa sinh hoạt chung để sinh hoạt tạm thời hoặc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của họ hàng, bạn bè. Ngoài ra luôn nghe theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, thực hiện các biện pháp tránh rủi ro khi thiên tai ập đến.

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

- GV yêu cầu HS về nhà lựa chọn thêm những thêm những tình huống về thiên tai để thảo luận cách đề phòng và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai trong các tình huống đó.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Thảo luận về cách đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai trong các tình huống

HS cần chủ động và nắm bắt được những thông tin, biện pháp liên quan đến đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai để ứng phó kịp thời cho những trường hợp thiên tai xảy ra. Đó cũng là hành động thiết thực để chúng ta tự bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình và góp phần giảm nhẹ thiệt hại lớn.

Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài chủ đề 6 tuần 20: Hoạt động 3

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) mới, soạn giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài tuần 20: Hoạt động 3, giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2)

Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời bản 2


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay