Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và cho biết: Đây là biểu tượng của hiệp hội nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Được thành lập vào năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước thành viên và khu vực Đông Nam Á. Vậy, mục tiêu, cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá của ASEAN là gì? Đâu là những thành tựu và thách thức của ASEAN hiện nay? Vai trò của Việt Nam được thể hiện như thế nào trong ASEAN? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Hoạt động 1: Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN
- So sánh được với EU về mục tiêu của ASEAN.
- Trình bày được cơ chế hoạt động của ASEAN.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào các hình 12.4, 13.2 và thông tin trong bài, hãy: + Xác định trên bản đồ các quốc gia đã gia nhập ASEAN. + Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ASEAN. - GV sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi” để HS hoàn thành phiếu học tập.
- GV sử dụng phương pháp trò chơi, chia lớp thành 2 nhóm lớn và tổ chức trò chơi “Giải mã ô số bí ẩn": + Số 1: Cấp cao ASEAN. + Số 2: Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN + Số 3: Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN. + Số 4: Hội đồng Điều phối ASEAN. + Số 5: Quỹ ASEAN Đại diện mỗi nhóm sẽ chọn 3 ô số tương ứng trong tổng 5 ô số, liên quan đến nhiệm vụ của các cơ quan trong ASEAN và giải câu đố. Nhóm nào giải đúng sẽ được cộng điểm, nhóm nào giải sai sẽ mất lượt. Nhóm nào có nhiều điểm nhất sau trò chơi sẽ chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi, tham gia trò chơi.
Cơ chế hoạt động: + Cấp cao ASEAN: đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN. Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên. + Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết. + Hội đồng Điều phối ASEAN: Hội đồng bao gồm các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN, CS nhiệm vụ chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN; điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN. + Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN: bao gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN; Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN; Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN, Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách. + Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: các cơ quan này thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mở rộng kiến thức: Biểu tượng ASEAN: Biểu tượng ASEAN tượng trưng cho một cộng đồng ASEAN hoà bình, ổn định, năng động và thống nhất. Bồn màu của biểu tượng là xanh da trời, đỏ, trắng và vàng thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kì của các nước thành viên ASEAN. Màu xanh da trời biểu hiện cho hoà bình và ổn định; màu đỏ thể hiện dũng khí và sự năng động, màu trắng cho thấy sự thuần khiết và màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh vượng. Bó lúa là tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á trong tình hữu nghị và đoàn kết. Vòng tròn là biểu tượng cho sự thống nhất của ASEAN. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN 1. Mục tiêu - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá của các nước thành viên; thu hẹp khoảng cách phát triển - Thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt. - Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính - Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác => Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển. 2. Cơ chế hoạt động - Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc bảo đảm được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN. + Cấp cao ASEAN: đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN. Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên. + Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết. + Hội đồng Điều phối ASEAN: Hội đồng bao gồm các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN, CS nhiệm vụ chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN; điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN. + Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN: bao gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN; Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN; Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN, Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách. + Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: các cơ quan này thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN |
Hoạt động 2: Một số hợp tác trong ASEAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - GV sử dụng kĩ thuật "giao nhiệm vụ” đề chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: + Nhóm chẵn: trình bày một số hợp tác về kinh tế trong ASEAN, + Nhóm lẻ: trình bày một số hợp tác về văn hoá trong ASEAN. - GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật “sơ đồ tư duy" để trình bày kết quả, sử dụng kĩ thuật “công đoạn” đề các nhóm góp ý cho nhau. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả dưới dạng sơ đồ tư duy lên giấy khổ lớn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang Hoạt động mới. | II. Một số hợp tác trong ASEAN - Hợp tác về kinh tế: Các cơ chế hợp tác về phát triển kinh tế trong khối ASEAN khá đa dạng: + Thông qua các diễn đàn như Diễn đàn kinh tế ASEAN. + Thông qua các hiệp ước, hiệp định như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). + Thông qua các hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN + Thông qua các chương trình, dự án như hợp tác giữa các nước thành viên về phát triển giao thông vận tải. - Hợp tác về văn hoá: Các cơ chế hợp tác phát triển văn hoá trong khối ASEAN cũng khá đa dạng + Thông qua các diễn đàn như Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN + Thông qua các hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN (ASCC). + Thông qua các dự án hợp tác như Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN. + Thông qua các chương trình, dự án như các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy di sản văn hoá + Thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá như Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN, Liên hoan phim ASEAN |
Hoạt động 3: Thành tựu và thách thức của ASEAN
- Phân tích được các thành tựu và thách thức của ASEAN.
- Phân tích được số liệu thống kê.
d. Tổ chức hoạt động:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác