Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 KNTT bài 5: Cửu Long Giang ta ơi

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 kết nối tri thức bài 5: Cửu Long Giang ta ơi. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Nguyên Hồng;

- Năm sinh – năm mất: 1918 – 1982;

- Quê quán: sinh ra ở Nam Định và sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng;

- Nguyên Hồng sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ, v.v… Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với con người và cuộc sống.

2. Tác phẩm

- Các tác phẩm chính: Những ngày thơ ấu (hồi kí), Bỉ vỏ (tiểu thuyết), Trời xanh (thơ), Cửa biển (tiểu thuyết), Bước đường viết văn (hồi kí), v.v…

- VB Cửu Long Giang ta ơi được trích trong Trời xanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1960, tr. 5 – 9.

3. Đọc, kể tóm tắt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm;

- Bố cục:

+ Từ đầu… hai ngàn cây số mênh mông: Hình ảnh sông Mê Kông trong những ngày đi học;

+ Tiếp… không bao giờ chia cắt: Hình ảnh sông Mê Kông gắn liền với những sinh hoạt lao động;

+ Còn lại: Chủ thể trữ tình nhìn sự đổi thay hiện tại và nhớ lại kỷ niệm xưa.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Nhân vật/chủ thể trữ tình

- “Ngày xưa ta đi học”:

+ “Tấm bản đồ rực rỡ”: tấm bản đồ trong bài giảng của thầy giáo trở nên đẹp đẽ lạ thường, không chỉ là hình ảnh sông Mê Kông mà còn tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng.

=> Tấm bản đồ trong cảm nhận của cậu học trò mười tuổi như mở ra một không gian mới, gợi niềm háo hức, mê say.

- Hình ảnh người thầy trở nên kỳ diệu, như có phép lạ: “gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ”;

- “Ta đi… bản đồ không nhìn nữa”: câu thơ mang tính chất tự sự, ngầm bên trong là trữ tình

=> So sánh với ngày mười tuổi, nhân vật trữ tình không còn nhìn vào bản đồ mê say; thay vào đó là bắt tay vào lao động, gây dựng đất nước, Tổ quốc, tiếp nối truyền thống ông cha:

“Những mặt đất

Cha ông ta nhắm mắt

Truyền cháu con không bao giờ chia cắt”

=> Ý thức được truyền thống, trân trọng những giá trị, sự tiếp nối các thế hệ trên mảnh đất quê hương.

=> Sự thay đổi của nhân vật trữ tình gắn với sự thay đổi trong hành động: từ nhỏ tuổi sang lớn lên, từ ngồi học sang bước đi, từ nhìn bản đồ mê say đến không nhìn nữa. Nhưng tình cảm đối với quê hương, Tổ quốc càng ngày càng lớn dần, đằm sâu.

- “Ta đã lớn”:

+ “Thầy giáo già đã khuất”: câu thơ tự sự, vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa nói lên sự đổi thay của thời gian, và hình ảnh thầy giáo không còn là hình ảnh to lớn như đạo sĩ trước kia. Nhưng hình ảnh thầy lại đọng lại là một kỷ niệm của cậu bé năm mười tuổi. Câu thơ có sự suy niệm, hồi tưởng;

+ “Thước bảng to nay thành cán cờ sao”: hình ảnh mang ý nghĩa hình tượng: những điều thầy dạy đã được các học trò tiếp thu và thực hành, tiếp tục xây dựng quê hương, Tổ quốc. Nhịp thơ 3/5: vế sau dài hơn vế trước tạo giọng điệu kể, thủ thỉ, tạo nên sự xúc động.

+ “Những tên làm man mác tuổi thơ xưa

Đã thấm máu của bao hồn bất tử”

=> Tiếp tục mạch cảm xúc của khổ cuối bài thơ, khẳng định giá trị vĩnh cửu (“bất tử”) của những người đã cống hiến vì Tổ quốc.

- Tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông:

+ Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hát

+ Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng

Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa

Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền

+ Mê Kông quặn đẻ: quặn đẻ => đau đớn, nhưng cố gắng vô cùng vì tương lai.

+ Đọc lên nước mắt đều muốn ứa

=> Hình ảnh dòng sông Mê Kông đối với tác giả có sự gần gũi, thân thiết, gắn bó sâu sắc như tình cảm với những người thân ruột thịt. Dòng sông Mê Kông chảy cùng với những sinh hoạt của người dân, bồi đắp và tạo nên sản vật trù phú cho người dân, cùng người dân trải qua những lao động vất vả.

=> Tình yêu, sự trân trọng, đồng cảm của tác giả đối với dòng Mê Kông và những người nông dân => Tình yêu đối với quê hương, đất nước.

2. Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông

- Trong dòng chảy của nó, sông Mê Kông hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau;

- Khi chảy vào vùng đất Nam Bộ - Việt Nam (đoạn này gọi là sông Cửu Long) được đặc tả ở vẻ trù phú – gắn liền với tính chất của người mẹ:

+ Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh;

+ Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng

Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa

Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền

=> chín nhánh Mê Kông – cách nói khác ám chỉ sông Cửu Long, nhưng đồng thời còn cho thấy số lượng của những nhánh Mê Kông nhiều, màu mỡ, đầy phù sa. Từ nổi váng ở cuối, kết thúc bằng thanh T, giúp để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc;

=> Thủ pháp liệt kê kết hợp với điệp ngữ: Chín nhánh Mê Kông; Ruộng bãi Mê Kông, Bến nước Mê Kông => Nhấn mạnh, tạo cảm giác nhiều, và khơi lên cảm xúc.

+ Sầu riêng thơm dậy, suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả, v.v...

+ Mê Kông quặn đẻ: quặn đẻ

3. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ

- Cuộc sống của người nông dân Nam Bộ gắn với ruộng đồng vùng lưu vực sông Cửu Long: Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương... Truyền cháu con không bao giờ chia cắt.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Sử dụng các hình ảnh mang tính hình tượng;

- Lối viết tự sự kết hợp biểu cảm tạo nên cảm xúc trong lòng người đọc;

- Sử dụng các từ ngữ đắt giá, có tính biểu cảm cao;

- Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, v.v...

2. Nội dung

Bài thơ thể hiện tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, rộng ra là tình yêu với quê hương, đất nước.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 6 KNTT bài 5: Cửu Long Giang ta ơi, ôn tập ngữ văn 6 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 6 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 Kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net