[toc:ul]
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Trang 179 – sgk lịch sử 10
Nét nổi bật của tình hình kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
Bài tập 2: Trang 180 – sgk lịch sử 10
Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị ở Đức thời kì này?
Bài tập 3: Trang 181 – sgk lịch sử 10
Vì sao kinh tế Mĩ cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phát triển vượt bậc?
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trang 182 – sgk lịch sử 10
Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX?
Bài tập 2: Trang 182 – sgk lịch sử 10
Hãy cho biết những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Nét nổi bật của tình hình kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
Bài tập 2: Những nét lớn về tình hình chính trị ở Đức:
- Chính sách đối nội: Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao, Chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản , thực chất là chế độ bán chuyên chế phục vụ giai cấp tư sản và quí tộc hóa tư sản, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
- Chính sách đối ngoại: Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc đìa thế giới, Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp càng sâu sắc.
Bài tập 3: Kinh tế Mĩ cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phát triển vượt bậc vì: Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi; Nước Mĩ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú; Có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật mới; Sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX:
o Chính sách đối nội: Đức là một Liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao; Chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản , thực chất là chế độ bán chuyên chế phục vụ giai cấp tư sản và quí tộc hóa tư sản, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
o Chính sách đối ngoại: Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc đìa thế giới; Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp càng sâu sắc.
Bài tập 2: Những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
Tình hình kinh tế nước Mĩ: Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất thế giới, sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh.
Tình hình chính trị
- Đối nội : Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền, song đều bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
- Đối ngoại: Mĩ mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Bài tập 1: Nét nổi bật của tình hình kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
1. Sau thống nhất , kinh tế Đức phát triển với tốc độ cao, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới.
2. Quá trình tập trung sản xuất ,dẫn đến hình thành các công ty độc quyền, hình thức là: Các ten và Xanh đi ca.
3. Tư bản công nghiệp, kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính.
4. Trong nông nghiệp đã sử dụng máy móc. Tuy nhiên, sự tiến bộ còn chậm chạp, phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chủ.
Bài tập 2: Những nét lớn về tình hình chính trị ở Đức:
1. Chính sách đối nội :
- Đức là một Liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao.
- Chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản , thực chất là chế độ bán chuyên chế phục vụ giai cấp tư sản và quí tộc hóa tư sản, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
2. Chính sách đối ngoại:
- Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc đìa thế giới.
- Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp càng sâu sắc.
Bài tập 3: Kinh tế Mĩ cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phát triển vượt bậc vì:
1. Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi
2. Nước Mĩ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
3. Có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật mới.
4. Sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX:
1. Tình hình kinh tế nước Đức:
- Sau khi thống nhất đất nước tháng 1- 1871, kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ Đức đã vượt Pháp và đuổi kịp Anh ,vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới.
- Quá trình tập trung sản xuất và hình thành các công ty độc quyền diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn các nước khác ở châu Âu. Với hình thức độc quyền là Cácten và Xanh-đi-ca.
- Quá trình tập trung Ngân hàng cũng diễn ra cao độ. Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính.
- Nông nghiệp Đức có tiến bộ song chậm chạp.
2. Tình hình chính trị nước Đức:
- Chính sách đối nội :
Đức là một Liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao.
Chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản , thực chất là chế độ bán chuyên chế phục vụ giai cấp tư sản và quí tộc hóa tư sản, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
- Chính sách đối ngoại:
Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc đìa thế giới.
Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp càng sâu sắc.
Bài tập 2: Những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
3. Tình hình kinh tế nước Mĩ:
- Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất thế giới, sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh.
- Nông nghiệp: Nông nghiệp Mĩ đạt thành tựu đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
- Quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng, hình thức là Tờ-rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ.
4. Tình hình chính trị
- Đối nội :
o Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền, song đều bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
o Thống nhất việc củng cố quyền lực của giai cấp tư sản, trong việc đối xử phân biệt với người lao động, cũng như đường lối bành trướng ra bên ngoài
- Đối ngoại:
o Mĩ mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.( Đây là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.)
o Bành trướng khu vực Mĩ-La tinh gây chiến với Tây Ban Nha để tranh giành Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.