Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST CĐ 1 Bài 2: Biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất cây trồng và tạo nền nông nghiệp sạch (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 1 Bài 2: Biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất cây trồng và tạo nền nông nghiệp sạch (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2. BIỆN PHÁP KĨ THUẬT SỬ DỤNG DINH DƯỠNG KHOÁNG ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ TẠO NỀN NÔNG NGHIỆP SẠCH

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các nguyên tắc sử dụng khoáng trong việc tăng năng suất cây trồng (phù hợp thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, phát triển, hàm lượng, phối hợp khoáng,...)
  • Nêu được một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nền nông nghiệp sạch. Lấy được ví dụ minh họa.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học:
  • Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về nông nghiệp sạch.
  • Xác định được hướng phát triển phù hợp sau cấp Trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến nền nông nghiệp sạch.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về năng suất cây trồng và tạo nền nông nghiệp sạch phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được ý tưởng mới trong việc lập kế hoạch ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng.

Năng lực sinh học

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học:
  • Phân tích được các nguyên tắc sử dụng khoáng trong việc tăng năng suất cây trồng (phù hợp thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, phát triển, hàm lượng, phối hợp khoáng,...)
  • Phân tích được một số biện pháp kỹ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nền nông nghiệp sạch. Lấy ví dụ minh họa.
  • Phân tích được các đặc điểm của các chế phẩm được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp sạch.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
  • Vận dụng được kiến thức về dinh dưỡng khoáng ở thực vật để giải thích một số vấn đề thực tiễn.
  • Lập được kế hoạch ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  • Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV chuyên đề sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Tranh, ảnh về Một số phương pháp bón phân, các chế phẩm sinh học.
  • Phiếu học tập, phiếu đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, bảng đánh giá tiểu phẩm của các nhóm.
  1. Đối với học sinh
  • SHS chuyên đề sinh học 11 chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • Tiểu phẩm theo nhóm về nguyên tắc sử dụng phân khoáng để tăng năng suất cây trồng.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp học sinh hứng thú và chú ý vào bài học mới.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

“Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Trồng cây phải cung cấp chất dinh dưỡng để giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Vậy phải sử dụng phân bón như thế nào cho hợp lí nhằm thu hoạch được năng suất và chất lượng cao? Trong sản xuất nông nghiệp sạch, có những biện pháp sử dụng dinh dưỡng khoáng như thế nào để đáp ứng được mục đích sản xuất?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.
  • GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Chúng ta cùng tìm hiểu một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất cây trồng và tạo nền nông nghiệp sạch trong bài ngày hôm nay - Bài  2. Biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất cây trồng và tạo nền nông nghiệp sạch.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc sử dụng phân khoáng để tăng năng suất cây trồng

  1. Mục tiêu:
  • Phân tích được các nguyên tắc sử dụng khoáng trong việc tăng năng suất cây trồng (phù hợp thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, phát triển, hàm lượng, phối hợp khoáng,...)
  • Vận dụng được kiến thức về dinh dưỡng khoáng ở thực vật để giải thích một số vấn đề thực tiễn.
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, đóng vai để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung trong SCĐ.
  2. Sản phẩm: Tiểu phẩm thể hiện nội dung của từng nhóm được phân công, câu trả lời CH thảo luận 1 - 5 và CH Luyện tập SCĐ trang 8 - 11 và kết luận về nguyên tắc sử dụng phân khoáng để tăng năng suất cây trồng.
  3. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các nhóm HS trình bày tiểu phẩm theo nội dung được giao chuẩn bị trước lớp.

Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về phân bón và mục đích bón phân.

Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về nguyên tắc sử dụng phân khoáng.

- Sau khi nghe báo cáo nhiệm vụ học tập, kết hợp SCĐ, HS thảo luận nhóm, trả lời các CH thảo luận SCĐ:

1. Việc bón phân cho cây trồng nhằm mục đích gì?

2. Khi bón lót cần thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao?

3. Khi bón thúc cần thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao?

4. Trong trường hợp nào thì người ta nên sử dụng biện pháp bón phân lên thân, lá và cần thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Luyện tập: Việc lựa chọn loại phân bón và bón phân hợp lí cho cây trồng có vai trò gì đối với sản xuất nông nghiệp sạch?

5. Muốn trồng cây đạt hiệu quả cần phải bón phân theo những nguyên tắc nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị dụng cụ (máy tính, máy chiếu,...) cho tiểu phẩm.

- HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi SCĐ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm thể hiện tiểu phẩm của mình.

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trả lời các câu hỏi.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Mỗi thành viên nhận xét, đánh giá chéo sản phẩm học tập của nhóm khác (ưu điểm, nhược điểm, nội dung cần điều chỉnh (nếu có), và chấm điểm theo thang điểm do GV hướng dẫn).

- GV nhận xét tiểu phẩm của từng nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

GV bổ sung phần trả lời CH5:

- Bón đúng nhu cầu của côy:

+ Tuỷ theo yêu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng để xác định loại phân bón cho phù hợp, cân đối. Ví dụ: bón N cho cây ăn lá; bón N, P,K cho cây ăn quả:...

+ Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định loại phân bón cho

phù hợp. Ví dụ: đối với cây lúa cần bón côn đối N, P, K; giai đoạn đòng đòng cần ưu tiên bón phân K và giảm phân N,...

+ Tuỳ theo loại đất trồng để chọn loại phân bón cho phù hợp. Ví dụ: đối với loại đất chua cần bón vôi để cải tạo đất.

- Bón đúng thời điểm:

+ Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây đòi hỏi lượng phân bón khác nhau, vì vậy phải lựa chọn, cung cấp kịp thời mới phát huy được hết hiệu quả.

+ Tùy theo từng mùa vụ, điều kiện thời tiết để xác định loại phân bón phù hợp.

+ Để phân bón phát huy hiệu lực cao nhất, cần chia ra nhiều lần bón, bón đúng thời điểm mà cây cần.

- Bón đúng kĩ thuật (đúng cách):

+ Mỗi loại phân có những kĩ thuật sử dụng khác nhau. Có loại chuyên dùng cho bón lót, có loại chuyên cho bón thúc, có loại rải trên mặt đất, có loại vùi sâu xuống đất.

+ Ví dụ, các loại phân dễ bốc hơi và tan nhanh trong nước thì bón vùi vào trong đất. Các loại phân khó bốc hơi, lâu tan thì có thể rải trên mặt đất hoặc dùng để bón lót. Các loại phân bón có hiệu lực nhanh, cây trồng dễ hấp thu có thể dùng để bón thúc. Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát.

- Bón đúng liều lượng:

+ Mỗi loại phân bón đòi hỏi liều lượng khác nhau cho từng loại cây trồng.

+ Nếu bón không đủ, sẽ không có hiệu quả tốt.

+ Nếu bón dư thừa, nồng độ quá cao, cây sẽ không hấp thụ được, làm tổn thương cây, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

I. Nguyên tắc sử dụng phân khoáng để tăng năng suất cây trồng

1. Phân bón và mục đích bón phân

Đáp án câu hỏi CH thảo luận SCĐ

CH1. Việc bón phân cho cây trồng nhằm mục đích:

- Để cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của cây trồng.

- Để giúp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- Để có sản phẩm thu hoạch tốt (năng suất tốt, chất lượng tốt) thu được nhiều lợi nhuận.

a. Dinh dưỡng khoáng và sự đáp ứng năng suất

b. Cách bón phân

- Bón lót

- Bón thúc

- Bón lên thân, lá

Đáp án câu hỏi CH thảo luận SCĐ

CH2:

- Bón phân trước khi trồng cây gọi là bón lót, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng ban đầu của cây trồng.

- Đối với các loại phân khó tiêu, lâu tiêu cần phải bón lót để cây có thời gian hấp thụ được phân.

- Bón lót còn nhằm cải tạo các yếu tố đất cho phù hợp với sự sinh trưởng của cây.

CH3: Bón thúc là bón phân nhiều lần vừa thỏa mãn kịp thời nhu cầu của cây trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, vừa tránh lãng phí do bị rửa trôi trong đất.

- Tuỳ theo yêu cầu của cây trồng để chia ra số lần bón thúc và phân phối lượng phân bón thúc cho hợp lí.

- Đối với các loại phân dễ tiêu nên tập trung cho bón thúc.

- Ví dụ như với lúa, có các giai đoạn bón thúc gồm bón đẻ nhánh, bón đón

đòng, bón nuôi hạt,...

CH4. Bón lên thân, lá là phương pháp sử dụng dung dịch chất dinh dưỡng với nồng độ thích hợp để phun trực tiếp lên thân, lé (khi trời mát).

- Bón phân lên thân, lá là biện pháp tiết kiệm và phát huy hiệu quả nhanh nhất.

- Phương pháp này được sử dụng:

+ Đối với các loại phân tan hoàn toàn trong dung môi, không phun khi trời mưa.

+ Khi rễ cây khó hấp thụ phân vì bón vào đất khô, đất chua mặn.

+ Khi bộ rễ phát triển yếu, thời tiết không thuận lợi, ngập úng làm rễ không hấp thụ được.

Ví dụ: áp dụng cho các loại phân tan hoàn toàn trong nước, cóc loại phân

vi lượng, các chất điều hòa sinh trưởng, các chế phẩm phun lá.

Luyện tập: Lựa chọn loại phân bón và bón phân hợp lí cho cây trồng giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, đáp ứng việc tăng năng suất của cây trồng, tăng lợi nhuận kinh tế, tránh gây lãng phí và hạn chế ô nhiễm môi trường.

2. Nguyên tắc sử dụng phân khoáng

Đáp án câu hỏi CH thảo luận SCĐ

CH5. Muốn trồng cây đạt hiệu quả cần phải bón phân theo những nguyên tắc sau:

- Bón đúng nhu cầu của cây:

- Bón đúng thời điểm.

- Bón đúng kĩ thuật

- Bón đúng liều lượng

Kết luận:

- Sử dụng phân bón để dụng cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của từng loại cây trồng nhằm đạt được năng suất, chất lượng cao.

- Để tăng năng suất cây trồng cần phải có biện pháp bón phân phù hợp như bón lót, bón thúc, bón qua lá.

- Muốn tăng năng suất cây trồng phải sử dụng phân khoáng đúng nguyên tắc như bón đúng nhu cầu của cây; bón đúng thời điểm, thời vụ; bón đúng kĩ thuật; bón đúng liều lượng.

 

Bảng tự đánh giá kỹ năng làm việc nhóm dùng cho học sinh tự đánh giá

(Dùng cho HS tự đánh giá, GV đánh giá HS)

Họ và tên: ………………….Thành viên nhóm:.........................

Các tiêu chí

Các mức độ

4 (Rất Tốt) 

3 (Tốt)

2 (Khá)

1 (Cần cố gắng)

1. Nhận nhiệm vụ

Chủ động xung phong nhận nhiệm vụ

Không xung phong nhưng vui vẻ nhận nhiệm vụ khi được giao

Miễn cưỡng khi nhận nhiệm vụ khi được giao

Từ chối nhận nhiệm vụ

 

 

 

 

2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm

- Hăng hái bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.

- Biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến,  quan điểm của mọi người trong nhóm.

- Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, song đôi lúc chưa chủ động.

- Đôi lúc chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến,  quan điểm của mọi người trong nhóm.

- Còn ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.

- (Hoặc) Chưa biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn khác trong nhóm

- Không tham gia ý kiến, xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.

- Không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn khác trong nhóm.

 

 

 

 

3. Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ giúp đỡ các thành viên khác

Có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân chủ động hỗ trợ các bạn khác trong nhóm.

Có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, chưa chủ động hỗ trợ các bạn khác trong nhóm.

Có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhưng chưa hỗ trợ các bạn khác trong nhóm.

Không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, không hỗ trợ các bạn khác trong nhóm.

 

 

 

 

4. Tôn trọng quyết định chung

Luôn tôn trọng quyết định chung của cả nhóm.

Đôi khi chưa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm.

Nhiều khi chưa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm.

Không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm.

 

 

 

 

5. Kết quả làm việc

Có sản phẩm tốt theo yêu cầu đề ra và đảm bảo đúng thời gian

Có sản phẩm tốt nhưng chưa đảm bảo đúng thời gian

Có sản phẩm tương đối tốt theo yêu cầu đề ra nhưng chưa đảm bảo đúng thời gian

Sản phẩm không đạt yêu cầu

 

 

 

 

6. Trách nhiệm với kết quả làm việc chung

Tự giác chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung khi được yêu cầu.

Chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

Không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

 

 

 

 

Bảng đánh giá tiểu phẩm của các nhóm

(Dùng cho GV đánh giá sản phẩm nhóm và các nhóm đánh giá chéo nhau)

Nhóm đánh giá:............              Nhóm được đánh giá:...........

Các tiêu chí

4 (Rất Tốt) 

3 (Tốt)

2 (Khá)

1 (Cần cố gắng)

Chuẩn bị

Chuẩn bị, phân công và phối hợp chu đáo                 

Có sự chuẩn bị, phân công và phối hợp trình bày với các thành viên trong nhóm 

Phối hợp chưa đồng bộ hiệu quả

Không có sự chuẩn bị phối hợp, còn rời rạc.

 

 

 

 

Hình thức

- Biểu diễn sinh động.

- Thu hút sự chú ý của mọi người.

- Biểu diễn khá sinh động.

- Tạo được sự chăm chú theo dõi của mọi người.

- Biểu diễn không mạch lạc nhưng có thể hiểu.

- Mọi người có chú ý theo dõi.

- Biểu diễn khó hiểu,

- Không thu hút mọi người.

 

 

 

 

Nội dung

- Đúng chủ đề.

- Bố cục đầy đủ ngắn gọn rõ ràng, sinh động và hấp dẫn, có sự liên kết với nhau.

- Phối hợp nhiều phương tiện minh họa

- Thể hiện được chủ đề.

- Bố cục đầy đủ ngắn gọn rõ ràng, sinh động.

- Có sử dụng phương tiện kết hợp.       

- Gần với chủ đề.

- Bố cục còn dài dòng.

- Sử dụng phương tiện minh họa chưa phù hợp

- Không đúng chủ đề.

- Không sử dụng phương tiện minh họa

 

 

 

 

Kỹ thuật trình bày tiểu phẩm

- Đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết luận. Có sự dẫn dắt giữa các phần thú vị. Điệu bộ cử chỉ thu hút được sự chú ý người nghe.

- Đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết luận.

- Điệu bộ cử chỉ tạo được sự chú ý người nghe.

- Chưa rõ ràng các phần. Còn dài dòng hoặc thiếu thông tin.

- Không thu hút được sự chú ý người nghe.

- Trình bày không rõ ràng, không có minh họa cụ thể,

- Không thu hút được người nghe.

 

 

 

 

------------------------------Còn tiếp-------------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST CĐ 1 Bài 2: Biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất cây trồng và tạo nền nông nghiệp sạch (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời CĐ 1 Bài 2: Biện pháp kĩ thuật, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 chân trời CĐ 1 Bài 2: Biện pháp kĩ thuật

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay